CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ NƯỚC NGỌT
1. BỆNH XUẤT HUYẾT
Dấu hiệu bệnh lý:
- Thường xuất hiện ở cá trắm cỏ.
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, da nổi màu sẫm hoặc khô ráp, rụng vảy gốc vay nắp mang, xoang miệng xuất huyết, mắt lòi xuất huyết, cơ dưới da xuất huyết cục bộ hoặc toàn phần, cơ quan nội tạng xuất huyết, ruột xuất huyết nhưng không hoại tử.
Bệnh xuất huyết thường xuất hiện ở cá trắm cỏ. |
- Cỡ cá bị bệnh từ 0,1- 0,5kg/con.
- Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu, nhiệt độ nước 25-30°C, cá bị bệnh từ 3-5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết 60-100%
Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Trị bệnh: dùng vaccine (APA LEVO) kết hợp bổ sung vitamin C
2. BỆNH ĐỐM ĐỎ DO VI KHUẨN
Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, xuất hiện các đốm đỏ lở loét trên thân, vẩy rụng, cá mất nhớt, khô ráp, vây xuất huyết, rách nát cụt dần, mang xuất huyết dính bùn, hậu môn viêm đỏ. Cơ quan nội tạng xuất huyết ruột có thể chứa đầy hơi xuất huyết và hoại tử.
- Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu.
Trị bệnh: dùng thuốc thủy sản CEFOLIS, cung cấp thêm Vitamin C
3. BỆNH NẤM THỦY MI
Dấu hiệu bệnh lý:
- Các vết ăn mòn màu trắng xám, xuất hiện các đám nấm như bông trên vây, thân và những vết bị thương, trứng cá ung.
- Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, thu và đông.
Phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Trị bệnh: tham khảo thuốc thú y thủy sản APA KILL ALGAE, BRONOPOL 50%
4. BỆNH LỞ LOÉT
Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá sẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân và các vây đuôi, các vết loét lan rộng, vẩy rụng, xuất huyết, cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi.
Bệnh lở loét trên cá lóc là bệnh khá nguy hiểm và khó chữa. |
Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh trên cá nước ngọt, tham khảo giá cá nước ngọt
No comments:
Post a Comment