Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng nằm trong Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long đang mang lại hiệu quả kinh tế.
Những vuông tôm dưới tán rừng ngập mặn tại xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh sắp đến ngày thu hoạch. Giá tôm nuôi dưới tán rừng thường cao hơn tôm nuôi kiểu truyền thống khoảng 15% và hầu hết đều được bao tiêu, xuất khẩu đi châu Âu. Mô hình rừng - tôm này vừa ít gặp rủi ro, ít chi phí mà hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Giá tôm nuôi dưới tán rừng thường cao hơn tôm nuôi kiểu truyền thống khoảng 15%. |
"Khi thực hiện mô hình này, tỷ lệ tôm lớn hơn, đạt kích cỡ 20 - 30 con một ký nên mỗi hộ trên diện tích 1 ha cũng thu hoạch từ 500 - 600 ký", Phó Chủ tịch UBND xã Long Vĩnh (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) Tăng Vũ Phòng cho biết.
Theo kế hoạch, mô hình này sẽ được nhân rộng từ 5.000 ha lên 25.000 ha trong 5 năm tới tại Trà Vinh.
Tại tỉnh Bến Tre, mô hình nuôi tôm dưới tán cây rừng cũng đang được nhân rộng.
"Qua đợt tập huấn vừa qua, chúng tôi đã thành lập được 2 tổ hợp tác. Một tổ hợp tác nuôi tôm xen rừng với diện tích 95,6 ha và một tổ hợp tác nuôi tôm quảng canh cải tiến tương đương là 22 ha", Chủ tịch UBND xã An Thủy (huyện Ba Tri, Bến Tre) Đặng Tấn Công chia sẻ.
Trong thời gian tới, các tỉnh đang triển khai mô hình này ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị nhằm tìm đầu ra ổn định cho bà con nông dân.
Nguồn: VTV.vn
No comments:
Post a Comment