Giá Cá, Giá Ếch - Ngày 18/09/2021
Giá Cá Tra thịt Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Cần ThơGiá Ếch, Ếch Đồng: An Giang, Đồng Tháp
Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh
Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp
Giá Cá Điêu Hồng Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp
Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Kèo Sóc Trăng, Bạc Liêu
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG GIÁ CÁ ẾCH KHU VỰC MIỀN TÂY
Về giá các mặt hàng thủy sản hôm nay 18/9/2021 tại ĐBSCL, giá cá tra thịt ở mức 20.500-21.000 đồng/kg, giá cá tra giống ở mức 21.500-23.000 đồng/kg size 33 con...
Giá Cá lóc thịt tại Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh giá tăng cao từ 44.000-45.000 đồng/kg (~600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 200-300 đồng. Giá ếch hôm nay giảm nhẹ, ếch thịt giá 21.000-22.000 đồng/kg, giá ếch giống loại 100-150 con/kg tăng giá 300 đồng/con. Giá cá điêu hồng loại cá thịt (~600gr) giá 35.000-36.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp giá 43.000-44.000 đồng/kg loại cá thịt 6-7 con/kg. Tại Đồng Tháp, giá cá rô phi giảm nhẹ (cá thịt 500-600gr) giá 34.000-35.000 đồng/kg. Cá thát lát thịt (2-3 con/kg) giá tăng nhẹ 45.000-46.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.600 đồng/con.
Giá cá sặc rằn (cá bổi): Size 8-9 con/kg 32.000 đồng - Size 11-12 con/kg 25.000 đồng (Liên hệ: 0335551717)
Giá thủy hải sản cũng có xu hướng giảm nhẹ tại thị trường nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Tôm càng xanh 240.000 đồng/kg giảm 20.000 đồng/kg, cá rô phi 35.000 đồng/kg, cá điêu hồng 45.000 đồng/kg, cá tra thịt trắng giá 35.000 - 38.000 đồng/kg, cá lóc nuôi 60.000 đồng/kg, giá cá thát lát chỉ ở mức khoảng 39.000 - 40.000 đồng/kg giảm 10.000 đồng/kg. Theo đánh giá của nhiều hộ nuôi và tiểu thương dịch bệnh không chỉ khiến đầu ra xuất khẩu nhiều loại thủy sản bị chậm mà tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng đang gặp khó khăn. Ðặc biệt, sức tiêu thụ nhiều loại thủy sản đang giảm mạnh, do nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn tại các thành phố lớn và khu du lịch phải tạm thời đóng cửa. Việc vận chuyển hàng đi tiêu thụ giữa địa phương này với địa phương khác cũng gặp khó nên tiểu thương hạn chế lượng hàng thu mua vào tránh rủi ro, từ đó làm cho giá nhiều loại thủy sản bị giảm...
Cá tôm gặp khó vì COVID-19, nguy cơ thiếu nguyên liệu từ cuối năm
Dịch COVID-19 vẫn đang tác động nặng nề đến ngành thủy sản ĐBSCL. Lượng tôm giống sụt giảm, người nuôi cá treo ao, doanh nghiệp ngán ngại đầu tư… đã tạo nên những khó khăn cần có giải pháp tháo gỡ.
Ghi nhận tại quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ, tổng diện tích nuôi thủy sản ở quận này từ đầu năm đến nay là 400,48ha, trong đó, diện tích nuôi cá tra thịt 353,70ha. Đến nay, sản lượng cá tra thu hoạch 48.360 tấn, tăng 8.996 tấn so với cùng kỳ, đạt 56,89% kế hoạch năm.
Hiện giá cá tra nguyên liệu tại quận Thốt Nốt dao động từ 21.500 - 22.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm 2020 từ 3.000 - 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với mức giá này người nuôi vẫn bị thua lỗ từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, do giá thành nuôi cá tra cao từ 22.000 - 23.000 đồng/kg; đồng thời, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp chế biến hạn chế thu mua cá…
Chung tình cảnh đó là con tôm. Những ngày qua, do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, việc lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm gặp khó khăn.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), hiện diện tích thả nuôi tôm thương phẩm của nước ta từ đầu năm đến nay đạt 711.766ha, tăng 1,16% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng đạt 585.000 tấn, trong đó sản lượng tôm sú 187.300 tấn, tôm thẻ chân trắng 397.300 tấn.
Như vậy, 8 tháng của năm 2021, sản lượng tôm tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng giá bán tôm thương phẩm hiện nay giảm từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2020, thậm chí có những vùng giá tôm giảm hơn 20.000 đồng/kg.
Trước tình hình này, Tổng cục Thủy sản dự báo các tháng cuối năm nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm tôm nguyên liệu.
Áp lực nuôi cá tra khi giá xuống thấp
Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra khoảng 1.621 ha, với diện tích thu hoạch 569 ha, sản lượng thu hoạch 232.146 tấn. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá bán cá tra hiện thấp hơn giá thành sản xuất từ 2.000 - 3.500 đồng/kg.
Hiện một số doanh nghiệp chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đã tạm ngừng hoạt động do chưa đảm bảo quy định 3 tại chỗ. Doanh nghiệp nào đang hoạt động chỉ duy trì một phần công suất nên sản lượng thu mua nguyên liệu cũng giảm.
Bên cạnh đó, việc thiếu nhân công thu hoạch, vận chuyển thuỷ sản tiêu thụ ở các thị trường truyền thống như: Campuchia, TP HCM và các tỉnh Miền Đồng bị hạn chế do quy định giãn cách xã hội đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu.
Vậy nên, người nuôi cá tra phải kéo dài thời gian chờ tiêu thụ, từ đó làm giảm sản lượng.
Trong trường hợp người nuôi cá tra tiếp tục kéo dài chu kỳ sản xuất thì phải chịu thêm chi phí phát sinh như: thức ăn tăng, thuốc thú y thủy sản, chi phí nhân công tăng, rủi ro cá quá cỡ khó tiêu thụ… Tính bình quân thời gian kéo giãn thu hoạch từ 1-2 tháng sẽ làm chi phí sản xuất tăng thêm từ 7-10%.
Ông Nguyễn Đắc Thắng ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung cho biết, địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên doanh nghiệp, thương lái hạn chế đến thu mua cá.
Do chưa có kênh tiêu thụ nên ông phải tiếp tục nuôi cầm chừng tránh cá bị sụt cân, mất sản lượng.
Khi ông liên hệ với các mối lái, doanh nghiệp thu mua trước đây, đa số họ trả lời là thiếu nhân công thu hoạch, vận chuyển tiêu thụ bị hạn chế. Các hộ nuôi cá tra mong muốn được hỗ trợ từ các ngành, các cấp để tiêu thụ được hết số cá hiện còn trong ao.
Thống kê trong tháng 9, huyện Lai Vung có hơn 2.800 tấn cá tra đến kỳ thu hoạch cần được tiêu thụ.
Theo ông Huỳnh Minh Trí, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, trước những khó khăn của các hộ, người dân nuôi cá, ngành nông nghiệp huyện phối hợp cùng với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh kết nối với các doanh nghiệp đang hoạt động "4 tại chỗ" là Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty TNHH Cỏ May nhằm tìm đầu ra cho mặt hàng cá tra của địa phương.
Về phía tỉnh Đồng Tháp, để tháo gỡ khó khăn trong tình hình dịch COVID-19, tỉnh đã phối hợp với các ngành, địa phương hướng dẫn cơ sở sản xuất khai báo thông tin và xây dựng phương án thu hoạch nhằm hỗ trợ lực lượng công đoàn được di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác để duy trì việc thu hoạch, vận chuyển cá giống, cá thương phẩm, không để sản xuất bị gián đoạn mà vẫn tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch.
Song song đó, tỉnh yêu cầu các địa phương cập nhật thông tin đến kỳ thu hoạch và hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ.
Theo đó, tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm cá qua kênh phân phối truyền thống cũng như cử đầu mối để kết nối tiêu thụ thông qua sàn giao dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sàn thương mại điện tử khác.
Ngoài ra, tỉnh đề nghị Sở Công Thương, Sở Y tế hỗ trợ các doanh nghiệp đang thực hiện "4 tại chỗ" trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp tục thu mua lượng cá tra đã ký kết tiêu thụ trước đó, hạn chế lượng cá tra tồn đọng.
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh hôm nay tại khu vực Bạc Liêu:
Size 25 con giá 170.000 đồng/kg +-5.000 đồngSize 30 con lớn giá 144.000 đồng/kg +2.000 đồngSize 30 con nhỏ giá 142.000 đồng/kg -2.000 đồngSize 40 con giá 125.000 đồng/kg +-1.000 đồngSize 50 con lớn giá 107.000 đồng/kg +1.000 đồngSize 50 con nhỏ giá 107.000 đồng/kg -1.000 đồngSize 60 con giá 97.000 đồng/kg +-500 đồng...
No comments:
Post a Comment