Giá Cá, Giá Ếch - Ngày 23/09/2021
Giá Cá Tra thịt Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Cần ThơGiá Ếch, Ếch Đồng: An Giang, Đồng Tháp
Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh
Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp
Giá Cá Điêu Hồng Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp
Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Kèo Sóc Trăng, Bạc Liêu
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG GIÁ CÁ ẾCH KHU VỰC MIỀN TÂY
Về giá các mặt hàng thủy sản hôm nay 23/9/2021 tại ĐBSCL, giá cá tra thịt ở mức 20.500-21.000 đồng/kg, giá cá tra giống ở mức 21.500-23.000 đồng/kg size 33 con...
Giá Cá lóc thịt tại Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh giá tăng cao từ 44.000-45.000 đồng/kg (~600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 200-300 đồng. Giá ếch hôm nay giảm nhẹ, ếch thịt giá 21.000-22.000 đồng/kg, giá ếch giống loại 100-150 con/kg tăng giá 300 đồng/con. Giá cá điêu hồng loại cá thịt (~600gr) giá 35.000-36.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp giá 43.000-44.000 đồng/kg loại cá thịt 6-7 con/kg. Tại Đồng Tháp, giá cá rô phi giảm nhẹ (cá thịt 500-600gr) giá 34.000-35.000 đồng/kg. Cá thát lát thịt (2-3 con/kg) giá tăng nhẹ 45.000-46.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.600 đồng/con.
Giá cá sặc rằn (cá bổi): Size 8-9 con/kg 32.000 đồng - Size 11-12 con/kg 25.000 đồng (Liên hệ: 0335551717)
Giá thủy hải sản cũng có xu hướng giảm nhẹ tại thị trường nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Tôm càng xanh 240.000 đồng/kg giảm 20.000 đồng/kg, cá rô phi 35.000 đồng/kg, cá điêu hồng 45.000 đồng/kg, cá tra thịt trắng giá 35.000 - 38.000 đồng/kg, cá lóc nuôi 60.000 đồng/kg, giá cá thát lát chỉ ở mức khoảng 39.000 - 40.000 đồng/kg giảm 10.000 đồng/kg. Theo đánh giá của nhiều hộ nuôi và tiểu thương dịch bệnh không chỉ khiến đầu ra xuất khẩu nhiều loại thủy sản bị chậm mà tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng đang gặp khó khăn. Ðặc biệt, sức tiêu thụ nhiều loại thủy sản đang giảm mạnh, do nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn tại các thành phố lớn và khu du lịch phải tạm thời đóng cửa. Việc vận chuyển hàng đi tiêu thụ giữa địa phương này với địa phương khác cũng gặp khó nên tiểu thương hạn chế lượng hàng thu mua vào tránh rủi ro, từ đó làm cho giá nhiều loại thủy sản bị giảm...
Tiêu thụ cá tra tại Vĩnh Long gặp khó
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản phía Nam dừng hoạt động khiến cho việc thu hoạch và tiêu thụ cá tra tại tỉnh Vĩnh Long gặp nhiều khó khăn.
Ảnh hưởng từ dịch Covid-19, việc tiêu thụ cá tra gặp khó khăn do có ít thương lái thu mua cá và chi phí vận chuyển quá cao. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, số lượng cá đến lứa thu hoạch rất nhiều, tuy nhiên, mức giá cá tra bán ra lại quá thấp. Cụ thể giá cá tra bán lẻ tại chợ chỉ giao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg.
Hơn thế, thị trường cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn chậm do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, giao dịch hạn chế, giá giữ ở mức mặt bằng chung trong khoảng 21.500 – 22.000 đồng/kg cho cá trọng lượng từ 0,85 – 1,1 kg.
Bên cạnh đó trên 50% số nhà máy chế biến thủy sản khu vực phía Nam đã dừng hoạt động hoàn toàn khoảng 1 tháng nay. Số doanh nghiệp còn lại thì chỉ duy trì công suất được khoảng 30 – 40%. Do đó, thị trường xuất khẩu sẽ chỉ phục hồi khi các doanh nghiệp chế biến cá tra khôi phục sản xuất. Khi đó, giá cá tra nguyên liệu mới có thể tăng trở lại.
Tuy nhiên, trước tình hình hiện tại, giao dịch bắt giống gần như không diễn ra. Các đơn vị sản xuất cá tra bột cũng tạm ngưng trong thời gian giãn cách.
Thực phẩm dồi dào, giá giảm mạnh trong ngày đầu Hà Nội nới lỏng giãn cách
Giá các loại thực phẩm ở Hà Nội giảm mạnh trong ngày đầu nới lỏng giãn cách xã hội, trong đó giảm mạnh nhất là nhóm hàng thịt, cá, rau xanh.
Anh Trần Văn Đê (Mê Linh, Hà Nội) cho biết, từ ngày 24.7 đến nay, anh bị “kẹt” lại Hà Nội do thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16, không về quê lấy hàng được, anh phải thuê xe luồng xanh nên giá thực phẩm bán ra bị tăng cao.
Tuy nhiên, từ ngày 21.9 khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, các tiểu thương đi lại lấy hàng thoải mái hơn, hàng hóa dồi dào hơn, nên giá đã giảm khá đáng kể.
“Ngày 21.9, giá thịt lợn móc hàm tại chợ đầu mối giảm mạnh chỉ còn 80-85 nghìn đồng/kg, giá rau củ cũng giảm mạnh do vận chuyển thuận lợi, nguồn cung dồi dào hơn nên giá bán ra cũng giảm khá nhiều” – anh Trần Văn Đê nói.
Khảo sát của PV tại một số chợ cho thấy, mặc dù tuần trước giá thịt lợn đã giảm khoảng 10.000 đồng/kg, nhưng ngày 21.9 đã giảm thêm khoảng 5.000 đồng/kg, bán ra phổ biến ở mức từ 100.000-140.000 đồng/kg.
Chị Trần Thị Hòa, kinh doanh thịt lợn tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), cho biết: Giá thịt lợn giảm khá sâu do giá lợn hơi hiện tại chủ yếu ở mức 48.000-51.000 đồng/kg, nguồn cung dồi dào hơn nhưng lượng mua không mấy biến động.
Chị Nguyễn Thị Sinh, kinh doanh ngành hàng thịt lợn tại chợ Đồng Xa (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho biết: Giá thịt lợn đã giảm khá nhiều do giãn cách xã hội đã từng bước được nới lỏng dần trong vài ngày qua. Dự báo giá thịt lợn sẽ tiếp tục giảm mạnh trong những ngày tới do nguồn cung tăng, bởi nhiều địa phương lân cận nới lỏng giãn cách, nguồn hàng về Hà Nội nhiều hơn.
Chị Nguyễn Thị Thúy - tiểu thương tại chợ Nhổn (QL.32, xã Xuân Phương, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho biết, cùng với giá thịt lợn, giá thịt gà, thịt bò, thủy sản… cũng giảm mạnh khoảng 10.000 đồng/kg.
Trong đó, thịt bò phổ biến ở mức 150.000-280.000 đồng/kg (giảm 10.000 đồng/kg so với trước dịch; thịt gà ta (có lông): 130.000 đồng/kg (giảm 20.000 đồng/kg so với trước dịch); cá trắm loại to: 65.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg); cá bạc má biển đông lạnh size 8 con/kg: 110.000 đồng/kg (giảm 10.000 đồng/kg so với trước dịch).
Cùng với giá nhiều loại thực phẩm, thịt, cá, giá các loại rau xanh giảm mạnh, trong đó giảm nhiều nhất là các loại rau ăn lá như muống, mồng tơi, ngót vì nguồn cung dồi dào, bán ra ở mức 4.000-5.000 đồng/bó (giảm 4.000-5.000 đồng/bó so với trước dịch). Các loại rau khác cũng giảm khá dễ chịu: Bí xanh: 20 nghìn đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg; bắp cải giá 15.000/kg: Giảm 5.000 đồng/kg, chanh 20.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg…
Giá trái cây cũng giảm, bán ra phổ biến như sau: Hồng giòn: 40.000 đồng/kg (giảm 10.000 đồng/kg), lựu: 20.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg), ổi: 15.000-20.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg), bưởi Phúc Trạch: 35.000-45.000 đồng/kg tùy cỡ quả, dưa hấu: 20.000 đồng/kg…
Hải Dương: Giá thức ăn nuôi thủy sản cao ngất ngưởng, cá đặc sản bán rẻ như cho, nông dân khổ
Nam Sách là một trong những huyện có lượng cá lồng lớn nhất tỉnh Hải Dương. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lượng cá đến kỳ tiêu thụ còn tồn khá nhiều, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi thủy sản ngày một tăng cao khiến nông dân không biết xoay sở kiểu gì!
Theo thống kê của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Sách, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng hơn 2.500 lồng đang nuôi cá trên sông. Trong đó, 30% số lồng có cá đến kỳ thu hoạch với sản lượng ước tính khoảng 1.500 tấn cá thương phẩm.
Các loại cá nuôi chủ yếu là cá trắm giòn, chép giòn, diêu hồng và cá lăng. Các lồng cá tập trung nhiều ở các xã Nam Tân, Thái Tân, Nam Hưng, Thanh Quang, Cộng Hòa, An Bình...
Cá trắm giòn đến độ thu hoạch tại lồng cá trên sông Kinh Thầy thuộc địa phận xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Thi Ngọc) |
Hiện nay, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, nhiều nhà hàng tiêu thụ cá bị đóng cửa, đặc biệt là thị trường Hà Nội. Bên cạnh đó, việc vận chuyển, thu mua cá của thương lái gặp nhiều khó khăn. Giá cá thương phẩm liên tục sụt giảm, trong khi giá thức ăn tăng cao khiến các hộ nuôi cá lồng trên sông có nguy cơ thua lỗ.
Trao đổi với PV báo Dân Việt, anh Trần Văn Cường, sinh năm 1969, là chủ hộ nuôi cá tại xã Thái Tân chia sẻ, hiện nhà anh đang có 26 lồng cá, lượng cá đến độ xuất bán có khoảng 20 tấn.
Nhưng do giá bán quá thấp nên anh vẫn chưa muốn bán. Theo anh Cường. thời điểm hiện nay, có loại cá giảm tới 20 - 30% giá như cá diêu hồng ngày trước bán khoảng 50- 52.000 đồng/1kg nay chỉ còn 28-30.000 đồng/1kg; các loại cá khác cũng giảm từ 10-20k/1kg. Tính ra, mỗi tấn cá bị giảm từ 10 -20 triệu đồng.
Trong khi đó, giá thức ăn cho cá lại tăng cao, trước đây khoảng 315.000 đồng/1 bao cám, giờ tăng đến 375.000-385.000/1 bao tương đương khoảng 20-25%.
Anh Cường cho biết, nếu bán cá thời điểm này, gia đình anh sẽ bị lỗ nặng. "Chúng tôi đang cố cầm cự giữ đàn cá chờ khi bớt dịch với hy vọng thị trường hoạt động trở lại, giá cả ổn định hơn mà cũng chưa biết có thể cầm cự được bao lâu.", anh Cường lo lắng nói.
Tuy nhiên, theo anh Cường ở địa phương, không phải ai cũng có điều kiện giữ được đàn cá để chờ được giá vì còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của mỗi hộ.
"Phần lớn các hộ nuôi cá ở đây phải vay vốn ngân hàng nên chúng tôi đang rất mong nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng như hỗ trợ vay vốn, giảm lãi suất tiền vay, gia hạn thời gian đáo hạn cho bà con..."- anh Cường chia sẻ thêm.
Anh Trần Văn Viết là một trong những hộ nuôi cá lồng ở xã Thái Tân cho biết, nhà anh còn khoảng chục tấn cá chép giòn, xung quanh nhà anh mỗi nhà đều còn một vài chục tấn, nhà nhiều có thể lên tới năm chục tấn.
Nguyện vọng của bà con nơi đây là được được các cấp lãnh đạo địa phương xúc tiến giúp việc tiêu thụ và mong ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất.
Được biết, trước tình hình tiêu tiêu thụ cá gặp khó khăn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo huyện Nam Sách đang tìm giải pháp hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ nông sản; áp dụng quy trình cấp mã số truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho người nông dân, thích ứng với tác động của dịch bệnh Covid 19.
Ông Hồ Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) cho biết, Nam Sách là địa phương có một số ca nhiễm Covid-19 trong đợt dich thứ tư vừa rồi nên việc tiêu thụ cá lồng gặp nhiều khó khăn. Gần đây, UBND huyện Nam Sách đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về số lượng và chất lượng cá lồng của huyện để tìm đối tác giúp bà con tiêu thụ.
"Ngoài các đối tác đã có trước đây, nhờ việc tuyên truyền đã có thêm một số đối tác mới. Tuy nhiên số lượng cá còn tồn khá lớn nên chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm thị trường tiêu thụ giúp bà con đỡ vất vả, rất mong phía ngân hàng nhà nước hỗ trợ lãi suất cho bà con vượt qua giai đoạn khó khăn này", ông Lâm chia sẻ thêm.
Thủy sản - neo thì lỗ, bán không ai mua
Thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, tiêu thụ nội địa hạn chế, giá nhiều loại thủy sản giảm ở mức thấp, sản phẩm tồn đọng, nhiều người nuôi thủy sản buộc phải nuôi cầm chừng.
Tiến thoái lưỡng nan
Nhiều ao nuôi thủy sản đã bắt đầu thu hoạch nhưng giá liên tục giảm, không tìm được đầu ra, khiến người nuôi khó càng thêm khó.
Nhiều người nuôi thủy sản cho hay, giá giảm, tiêu thụ chậm là do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm xuất khẩu bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản ngưng hoạt động hoặc giảm công suất nên giá thủy sản xuống thấp.
Bên cạnh đó, các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn cũng đã tạm ngưng hoạt động, khiến tình hình tiêu thụ càng khó khăn hơn.
Chi phí sản xuất tăng, giá bán dưới giá thành sản xuất, sản phẩm khó tiêu thụ,... là những khó khăn mà người nuôi cá tra đang gặp hiện nay. Không ít người nuôi lo lắng, rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: neo ao thì lỗ do phát sinh thêm chi phí thức ăn, cá quá lứa sẽ giảm chất lượng, bán thì không ai mua.
Ao cá tra tới lứa thu hoạch, nhưng anh Trần Thái Bảo (xã An Bình- Long Hồ) không bán được chỉ đành nuôi cầm chừng. Anh Bảo cho hay: “Giá cá thấp, công ty đóng cửa không thu mua. Trong khi thương lái thu mua, đội bắt cá chủ yếu ngoài tỉnh, nên chỉ còn neo cá trong ao”.
Tương tự, có 4 ao nuôi cá tra, chú Phạm Văn Danh (xã Bình Hòa Phước- Long Hồ) cho biết: “Năm nay do dịch bệnh, nhà máy sản xuất chế biến cá tra tạm ngừng hoạt động nên không thu mua, do đó cá của tôi neo hoài mà chưa bán ra được. Càng nuôi càng tăng chi phí”.
Theo UBND xã Bình Hòa Phước (Long Hồ), xã có 20ha nuôi cá tra và cá lồng bè, tập trung ở 2 ấp Phước Định 1 và Phước Định 2 nằm cặp sông Cổ Chiên. Đến thời điểm này còn 4 hồ nuôi cá tra tới đợt bán khoảng 1.000 tấn mà chưa bán được, do các cơ sở thu mua cá tra tạm ngừng hoạt động.
Ông Trần Minh Cảnh- Chủ tịch UBND xã Bình Hòa Phước- cho hay: “UBND xã đã lập danh sách các hộ nuôi cá tra chưa bán được gửi đến Sở Công thương đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ tìm đầu ra cho các hộ nuôi”.
Không chỉ cá tra mà nhiều loại thủy sản khác trên địa bàn tỉnh như: lươn, cá điêu hồng, ếch,… cũng tiêu thụ chậm. Giá thấp, chưa xuất bán được số lượng lớn nên chú Lâm Ngọc Sơn (Phường 8- TP Vĩnh Long) đành nuôi cầm cự 3.500 con lươn hơn 10 tháng.
Chú Sơn cho hay: “Hiện mỗi con đã đạt 250-300g nhưng ít thương lái đến thu mua, chỉ bán lẻ số lượng rất ít do không có đủ phương tiện, nhân lực giao hàng.
Giá lươn năm rồi bán được 200.000- 210.000 đ/kg, thì năm nay chỉ còn nửa giá. Tôi vừa bán lẻ, vừa nuôi cầm chừng, neo ao, mong thời gian tới giá sẽ nhích hơn, nhưng cũng khó quá vì giá thức ăn tăng nhiều”.
Mong được hỗ trợ đầu ra
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, hiện giá thủy sản nguyên liệu thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và giá trị sản xuất của ngành thủy sản.
Trong đó, thị trường cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL vẫn chậm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giao dịch hạn chế.
Hoạt động bắt cá nguyên liệu của các doanh nghiệp gặp khó do các địa phương đang thực hiện giãn cách, doanh nghiệp lớn duy trì sản xuất “3 tại chỗ”, chủ yếu làm hàng kho và giữ ở mức công suất thấp do hạn chế về nhân lực và nguyên liệu.
Trong tháng 8- 9/2021, giá cá tra công nghiệp dao động từ 20.000- 22.000 đ/kg, với mức giá này sau khi trừ chi phí người nuôi cá tra không có lãi, nếu phải thuê mướn ao hầm thì dẫn đến thua lỗ.
Thời gian qua, mặc dù các ngành chức năng đã có nhiều biện pháp tăng cường hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thủy sản cho nông dân nhưng số lượng tồn đọng vẫn còn nhiều.
Ông Lê Thanh Tùng- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi- Thú y và Thủy sản, cho hay: Từ đầu năm đến nay, diện tích treo ao chủ yếu ở các cơ sở nuôi không còn vốn để tái sản xuất; ao bị sạt lở nặng không thể tiếp tục sản xuất.
Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra do hoạt động vận chuyển bị gián đoạn. Trong thời gian qua các cơ sở đều trong tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ, nên chỉ cho cá ăn gián đoạn hoặc tạm ngưng chờ giá tăng trở lại.
Giá giảm, sản lượng giảm, tiêu thụ vẫn gặp không ít khó khăn, khiến nhiều người nuôi thủy sản thua lỗ nặng, nhiều hộ không đủ điều kiện tái đầu tư sản xuất. Điều này không chỉ ảnh hưởng thu nhập mà còn làm thiếu nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu trong các tháng cuối năm.
Người nuôi mong muốn ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ đầu ra kịp thời, để giảm bớt khó khăn trong dịch bệnh.
Theo Chi cục Chăn nuôi- Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp- PTNT), toàn tỉnh có 20/212 cơ sở đang nuôi cá tra có liên kết sản xuất với 81,55ha (chiếm 28,8% tổng diện tích đang thả nuôi), trong đó, có 3 cơ sở nuôi ký hợp đồng với nhà máy chế biến thủy sản, còn lại 192 cơ sở nuôi không liên kết; 118/249 cơ sở đang nuôi lồng/bè có liên kết trong sản xuất (chiếm 47,4% tổng số cơ sở nuôi).
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh hôm nay tại khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
Size 25 con giá 171.000 đồng/kg +-5.000 đồngSize 30 con lớn giá 146.000 đồng/kg +2.000 đồngSize 30 con nhỏ giá 144.000 đồng/kg -2.000 đồngSize 40 con giá 126.000 đồng/kg +-1.000 đồngSize 50 con giá 107.000 đồng/kg +-1.000 đồngSize 60 con giá 100.000 đồng/kg +-500 đồngSize 70 con giá 90.000 đồng/kg +-500 đồng...
No comments:
Post a Comment