Giá Cá, Giá Ếch - Ngày 27/09/2021
Giá Cá Tra thịt Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Cần ThơGiá Ếch, Ếch Đồng: An Giang, Đồng Tháp
Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh
Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp
Giá Cá Điêu Hồng Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp
Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Kèo Sóc Trăng, Bạc Liêu
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG GIÁ CÁ ẾCH KHU VỰC MIỀN TÂY
Về giá các mặt hàng thủy sản hôm nay 27/9/2021 tại ĐBSCL, giá cá tra thịt ở mức 20.500-21.000 đồng/kg, giá cá tra giống ở mức 21.500-23.000 đồng/kg size 33 con...
Giá Cá lóc thịt tại Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh giá tăng cao từ 44.000-45.000 đồng/kg (~600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 200-300 đồng. Giá ếch hôm nay giảm nhẹ, ếch thịt giá 21.000-22.000 đồng/kg, giá ếch giống loại 100-150 con/kg tăng giá 300 đồng/con. Giá cá điêu hồng loại cá thịt (~600gr) giá 35.000-36.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp giá 43.000-44.000 đồng/kg loại cá thịt 6-7 con/kg. Tại Đồng Tháp, giá cá rô phi giảm nhẹ (cá thịt 500-600gr) giá 34.000-35.000 đồng/kg. Cá thát lát thịt (2-3 con/kg) giá tăng nhẹ 45.000-46.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.600 đồng/con.
Giá cá sặc rằn (cá bổi): Size 8-9 con/kg 32.000 đồng - Size 11-12 con/kg 25.000 đồng (Liên hệ: 0335551717)
Giá thủy hải sản cũng có xu hướng giảm nhẹ tại thị trường nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Tôm càng xanh 240.000 đồng/kg giảm 20.000 đồng/kg, cá rô phi 35.000 đồng/kg, cá điêu hồng 45.000 đồng/kg, cá tra thịt trắng giá 35.000 - 38.000 đồng/kg, cá lóc nuôi 60.000 đồng/kg, giá cá thát lát chỉ ở mức khoảng 39.000 - 40.000 đồng/kg giảm 10.000 đồng/kg. Theo đánh giá của nhiều hộ nuôi và tiểu thương dịch bệnh không chỉ khiến đầu ra xuất khẩu nhiều loại thủy sản bị chậm mà tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng đang gặp khó khăn. Ðặc biệt, sức tiêu thụ nhiều loại thủy sản đang giảm mạnh, do nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn tại các thành phố lớn và khu du lịch phải tạm thời đóng cửa. Việc vận chuyển hàng đi tiêu thụ giữa địa phương này với địa phương khác cũng gặp khó nên tiểu thương hạn chế lượng hàng thu mua vào tránh rủi ro, từ đó làm cho giá nhiều loại thủy sản bị giảm...
Xuất khẩu cá tra giảm mạnh trong tháng 8 và tháng 9
Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích thả nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL từ đầu năm đến nay khoảng 3.516ha (bằng 74,3% so với cùng kỳ 2020), sản lượng thu hoạch ước đạt 932.000 tấn (bằng 81% so với cùng kỳ); trong đó sản lượng cá tra thu hoạch của tháng 8 giảm 44,9% và nửa tháng đầu tháng 9 giảm 77%.
Chiều 25-9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến về “Giải pháp phát triển chuỗi ngành hàng cá tra sau giãn cách xã hội”, với sự tham gia của Bộ Y tế, Hiệp hội Cá tra Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu…
Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích thả nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL từ đầu năm đến nay khoảng 3.516ha (bằng 74,3% so với cùng kỳ 2020), sản lượng thu hoạch ước đạt 932.000 tấn (bằng 81% so với cùng kỳ); trong đó sản lượng cá tra thu hoạch của tháng 8 giảm 44,9% và nửa tháng đầu tháng 9 giảm 77%.
Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL giảm trong tháng 8 và tháng 9 do ảnh hưởng dịch Covid-19. |
Cũng do thực hiện giãn cách xã hội nên các nhà máy chế biến ở ĐBSCL đều giảm công suất chế biến, giảm thu mua, từ đó khiến giá cá tra giảm ở mức 21.000-22.000 đồng/kg, thấp hơn chi phí giá thành.
Toàn vùng hiện có khoảng 119 nhà máy chế biến cá tra có đăng ký xuất khẩu, với khoảng 190.000 lao động. Đến đầu tháng 9, cần gần 49% số lượng nhà máy ngừng hoạt động, số công nhân phải nghỉ việc do dịch bệnh khoảng 70%.
Đại diện Hiệp hội chế biến và xuất khảu thủy sản Việt Nam nhìn nhận, từ giữa tháng 7 đến nay, do áp dụng kiểm soát dịch bệnh nên ở các tỉnh ĐBSCL đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành thủy sản nói chung, trong đó ngành cá tra thiệt hại rất lớn. Cụ thể, số lượng nhà máy cá tra hoạt động “3 tại chỗ” công suất chỉ đạt 20-30%. Riêng ở TP Cần Thơ, hầu hết các nhà máy đều tạm ngừng hoạt động.
Dự kiến bước vào tháng 10, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa lên được kế hoạch mở lại sản xuất. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nhân lực do cách ly, nhiễm bệnh, thiếu hụt tài chính để vận hành... cũng là trở ngại lớn để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất trở lại.
Chính vì những khó khăn trên, nên kim ngạch xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2021 đã giảm 28,5% so với cùng kỳ, dự kiến tháng 9 tiếp tục giảm khoảng 30%. Tuy nhiên, nếu tính riêng xuất khẩu cá tra của 8 tháng đầu năm 2021 thì kim ngạch tăng 8,8% so với năm 2020.
Kết quả trên là nhờ sự tăng trưởng mạnh vào thời điểm đầu năm của một số thị trường như, Nga (tăng 113%), Ai Cập (tăng 87%), Brazil (tăng 75%), Comlubia (tăng 65%), Hoa Kỳ (tăng 45%)… Dự báo nhu cầu nhập khẩu cá tra tại nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng, đặc biệt là tăng mạnh vào dịp cuối năm.
Song, cái khó là nhiều doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất hoặc phục hồi khá chậm; từ đó nguy cơ sẽ mất những đơn hàng cuối năm và chưa dám nhận đơn hàng mới…
Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị, từ năm 2019 đến nay, giá cá tra dao động ở mức thấp kéo dài nên người nuôi đã thấm mệt. Trong khi đó, hàng loạt doanh nghiệp cũng rất khó bởi ảnh hưởng dịch Covid-19, một số nhà máy duy trì hoạt động “3 tại chỗ” nhưng chi phí cao và nhiều rủi ro nên không hiệu quả.
Vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL rất mong Bộ Y tế phân bổ vaccine nhiều hơn để đẩy nhanh tiến độ tiêm ngừa nhằm khôi phục sản xuất, chế biến theo tình hình mới. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xem xét giảm lãi suất, giãn nợ… giúp ngành cá tra sớm khôi phục, nhất là những tháng cuối năm.
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị các tỉnh ĐBSCL cần tháo gỡ khó khăn cho công nhân vận chuyển, thu hoạch cá tra được đi liên tỉnh. Bởi, vùng nguyên liệu nằm ở nhiều tỉnh nhưng do phòng chống dịch nên công nhân không thể sang tỉnh khác thu hoạch, khiến cá tra bị tồn đọng nhiều…
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp ngành cá tra. Đồng thời, đề nghị các địa phương cần áp dụng giãn cách ở vùng đỏ trong phạm vi nhỏ nhất để mở rộng vùng xanh, tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Tới đây, Bộ Y tế xem xét cân đối nguồn vaccine nhiều hơn cho đối tượng hoạt động trong ngành cá tra…
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho rằng, trong quá trình mở rộng sản xuất, vấn đề cần quan tâm là nếu nhà máy chế biến xuất hiện ca F0 thì cần có cách ứng phó phù hợp, mà không phải phong tỏa toàn bộ. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng dây chuyền hợp lý, thiết kế phương án sản xuất tối ưu nhất nhằm xử lý nhanh, phạm vi hẹp, nếu trường hợp xảy ra dịch…
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đề nghị các tỉnh ĐBSCL cần tăng cường liên kết vùng để phát triển ngành cá tra, bởi một nhà máy ở tỉnh này nhưng họ xây dựng vùng nuôi ở tỉnh khác và có thể thu mua, vận chuyển liên tỉnh với nhau. Vì vậy, các địa phương cần nhìn chung một hướng, cùng liên kết từ sản xuất đến chế biến, xuất khẩu; đặc biệt các doanh nghiệp cùng đồng thuận là rất quan trọng để đưa ngành cá tra tiến xa hơn.
Giá cá tra quá lứa khó giữ mức 22.000 đồng/kg, nông dân mất cả vốn lẫn lãi
Doanh nghiệp giảm công suất, hàng chục nghìn tấn cá tra tồn đọng dưới ao khiến giá sản phẩm này khó giữ ở mức 22.000 đồng/kg. Điều quan trọng nhất lúc này cần đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và chế biến sâu, thả nuôi vụ mới để nguy cơ thiếu nguyên liệu cho năm 2022.
Cá càng to, nông dân càng lỗ
Hiện nay, hàng chục nghìn tấn cá tra quá lứa tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long... đang nằm chờ dưới ao, cá càng to, nông dân càng lỗ nặng.
Tại cuộc họp với tổ công tác 970 vào đầu tháng 9, ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ cho biết 90% doanh nghiệp chế biến cá tra tại TP phải tạm dừng hoạt động bởi không đủ điều kiện, kinh phí thực hiện sản xuất 3 tại chỗ.
Trong khi TP cần tiêu thụ có 38.500 tấn cá tra trong tháng 9, trong đó có 3.000 tấn quá lứa thì lực lượng lao động trong ngành không được cấp giấy đi đường từ nhà đến nơi sản xuất cá.
Chia sẻ với VTC16, ông Trương Thanh Bình, người nuôi có tại TP Cần Thơ cho biết doanh nghiệp ký hợp đồng, hứa thu mua và trả tiền mặt nhưng đến ngày TP áp dụng 3 tại chỗ, công ty đó không đáp ứng 3 tại chỗ, phải đóng cửa. Cá đến lịch thu hoạch cũng không thể bắt.
Trước đây, mỗi ngày 300 tấn cá cần cho ăn 100 bao cám, tương đương 4 tấn/ngày nhưng giờ giảm xuống 30 bao/ngày cho cá ăn 100 bao, tốn chục triệu tiền mỗi ngày.
"Người nuôi cho ăn cầm cự, cá đói sẽ ăn đất và bị chuyển màu, lúc đó không biết bán cho ai. Riêng tiền vốn cho 300 tấn cá rơi vào 6,6 tỷ đồng, nay không biết có thu về nổi vốn, chứ trước mắt thấy thiệt hại ở tiền thức ăn", ông Bình nói.
Sản lượng cá tra tháng 8/2021 và giá cá tra tại một số tỉnh ĐBSCL tháng 7-8/2021. |
Thị trường cá tra nguyên liệu gần như ở trạng thái đóng băng do tần suất giao dịch giảm dần chỉ còn ở mức rất hạn chế.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, trong tháng 8, giá cá tra size 0,8-1kg dao động 21.000 – 22.000 đồng/kg.
Giá cá tra chững lại do vấn đề lưu thông giữa các tỉnh khó khăn, hoạt động bắt cá bị hạn chế, các doanh nghiệp 3 tại chỗ thì chủ yếu làm hàng kho và giữ ở mức công suất thấp do hạn chế về nhân lực và nguyên liệu.
Trao đổi với người viết, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA) cho biết: "Giá cá tra chuẩn size mới bán được giá 21.000 – 22.000 đồng/kg, giá cá quá lứa có thể giảm 1.000 – 2.000/kg, thậm chí giảm sâu hơn".
Đại diện VINAPA cho biết với mức giá 21.000 – 22.000 đồng, người nông dân chỉ hòa vốn nhưng hiện nay nhà máy không thu mua, cá nằm chờ dưới ao, người dân phải trả thêm chi phí thức ăn, lao động chăm sóc.
"Biết là lỗ nhưng nông dân cũng không còn cách nào bởi xuất khẩu cá tra và sản phẩm gia tăng chiếm 97% tổng sản lượng cá tra của cả nước. Trong đó, cá tra size chuẩn thường xuất đi thị trường EU, size lớn xuất cho Trung Quốc.
Song xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đang gặp nhiều rào cản nên không thể kỳ vọng ở thị trường này trong thời điểm hiện tại", ông Quốc nói.
Có nên cấp đông cá, chờ thị trường ấm lên?
Ngay từ khi một số tỉnh nới lỏng quy định 3 tại chỗ, các doanh nghiệp đã tăng cường thu mua, xoay xở mọi cách từ phile, chế biến khô cá tra nhưng sản lượng tồn đọng vẫn còn nhiều.
Nhiều ý kiến cho rằng có nên cấp đông cá, chờ dịch COVID-19 ổn định sẽ tiêu thụ ở nội địa hoặc chế biến sâu. Tuy nhiên, ông Quốc cho rằng chuyện cá tra quá lứa tồn đọng đang lặp lại câu chuyện của 10 triệu con gà công nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL.
"Trong ngành nông nghiệp, thủy sản là lĩnh vực có hệ thống kho lạnh lớn nhất. Tuy nhiên, một mặt dung lượng còn lại kho lạnh không đủ để lưu trữ hàng chục nghìn tấn cá tồn đọng.
Mặt khác, giá trị của cá quá lứa không đủ chi trả các chi phí điện, thuê kho và chưa rõ thời điểm sẽ tiêu thụ, chế biến hết. Do đó, cá nuôi dưới ao rủi ro cho nông dân, trữ đông rủi ro cho doanh nghiệp. Hiện chưa có phương án nào thực sự khả thi", ông Quốc nói.
Thị trường 100 triệu dân chỉ tiêu thụ 3% sản lượng cá tra
Hiện, cá tra quá lứa rất khó đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, phương án cấp đông cũng khó khả thi, do đó theo ông Quốc tiêu thụ cá tra quá lứa chỉ có thể trông chờ vào chế biến sâu và tiêu thụ nội địa.
"Dù có dịch hay không có dịch, thị trường nội địa cũng rất quan trọng với ngành cá cá tra. Dù có nhiều chương trình kết nối song cá tra vẫn chưa phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung do hệ thống phân phối yếu", ông Quốc nói.
Bên cạnh đó, thị hiếu tiêu dùng ở các vùng miền khác nhau, có nơi thích cá tra cắt khúc, nguyên con đông lạnh, có nơi ưa tiêu dùng tươi sống…
Do đó, nếu giải được bài toán phân phối như thế nào, ở đâu, kênh siêu thị hay chợ truyền thống thì thị trường 100 triệu dân có thể vực dậy ngành cá tra.
Hiện nay, doanh nghiệp chưa mặn mà với thị trường nội địa bởi cá tra chủ yếu sản xuất, chế biến ở ĐBSCL, việc xây dựng hệ thống phân phối rất tốn kém trong khi doanh nghiệp chưa đủ tài chính nên kém hiệu quả.
Vì vậy, đại diện VINAPA cho rằng Nhà nước cần quy hoạch lại hệ thống phân phối thủy sản, đặc biệt là cá tra. Trong đó, có thể lấy Hà Nội là đầu mối cho miền Bắc, Đà Nẵng là đầu mối miền Trung và dần dần mở rộng khu phân phối, thu hẹp khoảng cách địa lý.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần mở ra các chính sách về thuế, đất đai để thu hút doanh nghiệp xây dựng thị trường phân phối nội địa.
Một vấn đề khác là cá tra tồn đọng, người dân chưa thể thả giống dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu chế biến, xuất khẩu cho đơn hàng năm 2022.
VINAPA đề xuất các ngân hàng ngoài việc giãn nợ, giảm lãi suất, có thể hỗ trợ doanh nghiệp nguồn vốn mới để thả nuôi cá tra, phục hồi sản xuất sau đại dịch.
Thủy sản - neo thì lỗ, bán không ai mua
Thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, tiêu thụ nội địa hạn chế, giá nhiều loại thủy sản giảm ở mức thấp, sản phẩm tồn đọng, nhiều người nuôi thủy sản buộc phải nuôi cầm chừng.
Tiến thoái lưỡng nan
Nhiều ao nuôi thủy sản đã bắt đầu thu hoạch nhưng giá liên tục giảm, không tìm được đầu ra, khiến người nuôi khó càng thêm khó.
Nhiều người nuôi thủy sản cho hay, giá giảm, tiêu thụ chậm là do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm xuất khẩu bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản ngưng hoạt động hoặc giảm công suất nên giá thủy sản xuống thấp.
Bên cạnh đó, các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn cũng đã tạm ngưng hoạt động, khiến tình hình tiêu thụ càng khó khăn hơn.
Chi phí sản xuất tăng, giá bán dưới giá thành sản xuất, sản phẩm khó tiêu thụ,... là những khó khăn mà người nuôi cá tra đang gặp hiện nay. Không ít người nuôi lo lắng, rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: neo ao thì lỗ do phát sinh thêm chi phí thức ăn, cá quá lứa sẽ giảm chất lượng, bán thì không ai mua.
Ao cá tra tới lứa thu hoạch, nhưng anh Trần Thái Bảo (xã An Bình- Long Hồ) không bán được chỉ đành nuôi cầm chừng. Anh Bảo cho hay: “Giá cá thấp, công ty đóng cửa không thu mua. Trong khi thương lái thu mua, đội bắt cá chủ yếu ngoài tỉnh, nên chỉ còn neo cá trong ao”.
Tương tự, có 4 ao nuôi cá tra, chú Phạm Văn Danh (xã Bình Hòa Phước- Long Hồ) cho biết: “Năm nay do dịch bệnh, nhà máy sản xuất chế biến cá tra tạm ngừng hoạt động nên không thu mua, do đó cá của tôi neo hoài mà chưa bán ra được. Càng nuôi càng tăng chi phí”.
Theo UBND xã Bình Hòa Phước (Long Hồ), xã có 20ha nuôi cá tra và cá lồng bè, tập trung ở 2 ấp Phước Định 1 và Phước Định 2 nằm cặp sông Cổ Chiên. Đến thời điểm này còn 4 hồ nuôi cá tra tới đợt bán khoảng 1.000 tấn mà chưa bán được, do các cơ sở thu mua cá tra tạm ngừng hoạt động.
Ông Trần Minh Cảnh- Chủ tịch UBND xã Bình Hòa Phước- cho hay: “UBND xã đã lập danh sách các hộ nuôi cá tra chưa bán được gửi đến Sở Công thương đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ tìm đầu ra cho các hộ nuôi”.
Không chỉ cá tra mà nhiều loại thủy sản khác trên địa bàn tỉnh như: lươn, cá điêu hồng, ếch,… cũng tiêu thụ chậm. Giá thấp, chưa xuất bán được số lượng lớn nên chú Lâm Ngọc Sơn (Phường 8- TP Vĩnh Long) đành nuôi cầm cự 3.500 con lươn hơn 10 tháng.
Chú Sơn cho hay: “Hiện mỗi con đã đạt 250-300g nhưng ít thương lái đến thu mua, chỉ bán lẻ số lượng rất ít do không có đủ phương tiện, nhân lực giao hàng.
Giá lươn năm rồi bán được 200.000- 210.000 đ/kg, thì năm nay chỉ còn nửa giá. Tôi vừa bán lẻ, vừa nuôi cầm chừng, neo ao, mong thời gian tới giá sẽ nhích hơn, nhưng cũng khó quá vì giá thức ăn tăng nhiều”.
Mong được hỗ trợ đầu ra
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, hiện giá thủy sản nguyên liệu thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và giá trị sản xuất của ngành thủy sản.
Trong đó, thị trường cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL vẫn chậm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giao dịch hạn chế.
Hoạt động bắt cá nguyên liệu của các doanh nghiệp gặp khó do các địa phương đang thực hiện giãn cách, doanh nghiệp lớn duy trì sản xuất “3 tại chỗ”, chủ yếu làm hàng kho và giữ ở mức công suất thấp do hạn chế về nhân lực và nguyên liệu.
Trong tháng 8- 9/2021, giá cá tra công nghiệp dao động từ 20.000- 22.000 đ/kg, với mức giá này sau khi trừ chi phí người nuôi cá tra không có lãi, nếu phải thuê mướn ao hầm thì dẫn đến thua lỗ.
Thời gian qua, mặc dù các ngành chức năng đã có nhiều biện pháp tăng cường hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản, thủy sản cho nông dân nhưng số lượng tồn đọng vẫn còn nhiều.
Ông Lê Thanh Tùng- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi- Thú y và Thủy sản, cho hay: Từ đầu năm đến nay, diện tích treo ao chủ yếu ở các cơ sở nuôi không còn vốn để tái sản xuất; ao bị sạt lở nặng không thể tiếp tục sản xuất.
Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra do hoạt động vận chuyển bị gián đoạn. Trong thời gian qua các cơ sở đều trong tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ, nên chỉ cho cá ăn gián đoạn hoặc tạm ngưng chờ giá tăng trở lại.
Giá giảm, sản lượng giảm, tiêu thụ vẫn gặp không ít khó khăn, khiến nhiều người nuôi thủy sản thua lỗ nặng, nhiều hộ không đủ điều kiện tái đầu tư sản xuất. Điều này không chỉ ảnh hưởng thu nhập mà còn làm thiếu nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu trong các tháng cuối năm.
Người nuôi mong muốn ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ đầu ra kịp thời, để giảm bớt khó khăn trong dịch bệnh.
Theo Chi cục Chăn nuôi- Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp- PTNT), toàn tỉnh có 20/212 cơ sở đang nuôi cá tra có liên kết sản xuất với 81,55ha (chiếm 28,8% tổng diện tích đang thả nuôi), trong đó, có 3 cơ sở nuôi ký hợp đồng với nhà máy chế biến thủy sản, còn lại 192 cơ sở nuôi không liên kết; 118/249 cơ sở đang nuôi lồng/bè có liên kết trong sản xuất (chiếm 47,4% tổng số cơ sở nuôi).
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh hôm nay tại khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
Giá tôm thẻ size 20 con giá 232.000 đồng/kg +-10.000 đồngSize 25 con lớn giá 176.000 đồng/kg +5.000 đồngSize 25 con nhỏ giá 170.000 đồng/kg -5.000 đồngSize 30 con lớn giá 146.000 đồng/kg +2.000 đồngSize 30 con nhỏ giá 144.000 đồng/kg -2.000 đồngSize 40 con giá 126.000 đồng/kg +-1.000 đồngSize 50 con lớn giá 108.000 đồng/kg +1.000 đồngSize 50 con nhỏ giá 105.000 đồng/kg -1.000 đồng, Oxy 110kSize 60 con giá 100.000 đồng/kg +-500 đồng, Oxy 105kSize 70 con giá 95.000 đồng/kg +-500 đồng, Oxy 100k...
No comments:
Post a Comment