Wednesday, September 8, 2021

Giá Tôm Thẻ 08/09/2021 (Miền Tây)

Giá Tôm Thẻ, Giá Tôm Sú - Ngày 08/09/2021

Giá Tôm Thẻ kiểm kháng sinh khu vực Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre. Giá Tôm Sú Oxy Bạc Liêu, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh...


Về thị trường giá thủy sản hôm nay 8/9/2021, giá tôm thẻ kiểm kháng sinh khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
Giá tôm thẻ size 20 con giá 217.000 đồng/kg +-10.000 đồng
Size 25 con lớn giá 165.000 đồng/kg +5.000 đồng
Size 25 con nhỏ giá 160.000 đồng/kg -5.000 đồng
Size 30 con giá 135.000 đồng/kg +-3.000 đồng
Size 40 con giá 115.000 đồng/kg +-1.000 đồng
Size 50 con giá 100.000 đồng/kg +-1.000 đồng
Size 60 con giá 90.000 đồng/kg +-500 đồng
Size 70 con giá 85.000 đồng/kg +-500 đồng
Size 80 con giá 80.000 đồng/kg +-500 đồng
Tôm thẻ size 100 con giá 65.000 đồng/kg +-300 đồng
Tôm thẻ size 100 con ao bạt xem màu giá 75.000 đồng/kg
Liên hệ: 0979257767
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh 8/9 khu vực Cà Mau:
Tôm thẻ size 20 con giá 218.000 đồng/kg (+-1c 10.000₫ tới 22c)
Size 25 con lớn đang có giá 162.000 đồng/kg (+5.000₫ tới 22,01c)
Size 25 con nhỏ thu mua với giá 158.000 đồng/kg (-5.000₫ tới 26c)
Size 30 con có giá 132.000 đồng/kg (lớn: +3.000₫; nhỏ: -3.000₫)
Size 40 con đang có giá 116.000 đồng/kg (lớn: +1.000₫; nhỏ: -2.000₫)
Size 50 con có giá 98.000 đồng/kg (lớn nhỏ +-1.000₫)
Size 60 con đang thu mua với giá 86.000 đồng/kg (lớn: +500₫; nhỏ: -500₫)
Size 70 con đang có giá 81.000 đồng/kg +-500₫
Tôm thẻ size 80 con có giá 76.000 đồng/kg +500₫
Liên hệ: 0868.06.7777
Giá cá tra thịt tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long hôm nay ổn định ở mức 20.500-21.000 đồng/kg, giá cá tra giống ở mức 21.500-23.000 đồng/kg size 33 con. Giá cá lóc thịt giá tăng cao từ 44.000-45.000 đồng/kg (>600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 200-300 đồng. Giá ếch thịt hôm nay giảm nhẹ giá 21.000-22.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp tăng có giá 43.000-44.000 đồng/kg (loại cá thịt 4-5 con/kg). Giá cá rô tại Cần Thơ, Hậu Giang đang có giá cao 25.000-26.000 đồng/kg (loại cá thịt 3-5 con/kg). Cá thát lát thịt (2-3 con/kg) giá 45.000-46.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.600 đồng/con.

Giá thủy hải sản cũng có xu hướng giảm nhẹ tại thị trường nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Tôm càng xanh 240.000 đồng/kg giảm 20.000 đồng/kg, cá rô phi 35.000 đồng/kg, cá điêu hồng 45.000 đồng/kg, cá tra thịt trắng giá 35.000-38.000 đồng/kg, cá lóc nuôi 60.000 đồng/kg, giá cá thát lát chỉ ở mức khoảng 39.000-40.000 đồng/kg giảm 10.000 đồng/kg. Theo đánh giá của nhiều hộ nuôi và tiểu thương dịch bệnh không chỉ khiến đầu ra xuất khẩu nhiều loại thủy sản bị chậm mà tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng đang gặp khó khăn. Ðặc biệt, sức tiêu thụ nhiều loại thủy sản đang giảm mạnh, do nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn tại các thành phố lớn và khu du lịch phải tạm thời đóng cửa. Việc vận chuyển hàng đi tiêu thụ giữa địa phương này với địa phương khác cũng gặp khó nên tiểu thương hạn chế lượng hàng thu mua vào tránh rủi ro, từ đó làm cho giá nhiều loại thủy sản bị giảm...

Giá Tôm Thẻ miền Tây tăng trở lại sau 7 tuần giãn cách

Sau gần 2 tháng giảm giá vì ảnh hưởng dịch Covid-19, tôm thẻ tại một số tỉnh miền Tây đã tăng nhẹ. Một số doanh nghiệp dự báo giá tôm thẻ tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ.
Chiều 3/9, nhiều nông dân huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) thu hoạch tôm thẻ bán với giá cao hơn trước kỳ nghỉ lễ quốc khánh 2/9. Nếu như một ngày gần đây, tôm thẻ chỉ tăng giá ở loại kích cỡ lớn, loại từ 40 con/kg trở lên thì tới ngày 3/9, tôm kích cở nhỏ cũng tăng theo khiến người nuôi phấn khởi.

“Giá tôm hôm nay tăng 6.000-7.000 đồng/kg so với tuần trước nên tôi thu hoạch ao thẻ chân trắng loại 40 con/kg. Doanh nghiệp tại thị trấn Trần Đề đưa xe đến ao mua tôm với giá 115.000 đồng/kg”, một nông dân ở xã Liêu Tú, huyện Trần Đề chia sẻ.

Cùng ngày, chủ một doanh nghiệp tại huyện Trần Đề báo tin vui rằng giá tôm thẻ loại 30 con/kg giao dịch tại ao với giá 133.000 đồng/kg. Loại 40 con/kg là 115.000 đồng; 50 con 104.000 đồng, 60 con 94.000 đồng, 70 con 87.000 đồng, 80 con 82.000 đồng, 90 con 77.000 đồng, 100 con 72.000 đồng/kg.

Theo anh Lưu Trường Giang (ngụ tại huyện Trần Đề), với giá tôm thẻ ngày 3/9 người nuôi có lãi tốt, mỗi kích cở tăng bình quân 6.000-8.000 đồng/kg. Theo anh Giang, có thể qua kỳ nghỉ lễ quốc khánh, giá tôm thẻ sẽ tăng 10.000 đồng/kg.

ĐBSCL: Hàng loạt doanh nghiệp... chết "lâm sàng"

Hơn 2 tháng bùng phát dịch, ĐBSCL có hơn 60.000 ca mắc Covid-19. Các địa phương áp dụng Chỉ thị 16 giãn cách xã hội. Vì vậy, sản xuất kinh doanh "đóng băng". Nông dân không bán sản phẩm, doanh nghiệp không mua được sản phẩm.

 Nông dân chờ thương lái

Thời điểm này, người nuôi cá lồng bè của huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra. Hàng trăm tấn cá lồng bè đã đến ngày thu hoạch nhưng vẫn còn nằm ngoài khơi do chưa có nơi tiêu thụ. Toàn huyện Kiên Hải có hơn 200 hộ nuôi với khoảng 1.120 lồng. Hiện địa phương tồn đọng hơn 180 tấn thủy sản các loại.

Phần lớn người dân nuôi cá lồng than lỗ nặng. Cá quá lứa không bán được dù giá giảm sâu đến 30%. Để chờ thương lái, người dân bỏ ra số tiền lớn mua thức ăn cho cá. Trong tổng số 180 tấn cá tồn các loại, cá bớp chiếm số lượng nhiều nhất với 84 tấn.

Đây là loại cá có trọng lượng lớn, phục vụ xuất khẩu, xuất bán cho thị trường TPHCM, các nhà hàng, các chợ trong tỉnh. Thông thường, cá đạt 4,5kg/con, người dân sẽ xuất bán. Nhưng hiện nay đa số cá bớp tại huyện Kiên Hải có trọng lượng từ 6,5kg - 7,5kg/con. Nếu giá bán được 180.000 đồng/kg thì người nuôi cá có thể lời 10 triệu đồng/lồng chưa trừ công chăm sóc. Nhưng giá trên chỉ là... mong ước.

Tỉnh Đồng Tháp có hơn 1.600ha diện tích nuôi cá tra, trong đó có 567ha đến kỳ thu hoạch, sản lượng ước gần 231.000 tấn. Theo Sở NN&PTNT Đồng Tháp, giá cá tra nguyên liệu hiện từ 20.500 - 22.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg so với tuần trước. Với giá này, người nuôi lỗ gần 2.000 đồng/kg.

Tại An Giang, theo Chi cục Thủy sản tỉnh này, toàn tỉnh có diện tích nuôi cá tra hơn 1.230ha, đã thả nuôi gần 1.100ha và đã thu hoạch hơn 800ha với sản lượng hơn 270.000 tấn. Dự kiến từ nay đến cuối năm, An Giang còn khoảng 157.000 tấn cá tra thu hoạch, trong đó doanh nghiệp liên kết với người nuôi tiêu thụ khoảng 134.500 tấn, sản lượng còn lại các hộ dân nuôi nhỏ lẻ.

Do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, khó khăn trong việc di chuyển, việc mua bán cá tra giữa các thương lái hoặc giữa công ty với các hộ nuôi hầu như không diễn ra. Không bán cá được nên các hội nuôi cho ăn cầm chừng và nếu càng kéo dài thời gian thì người nuôi thua lỗ càng nặng.

Doanh nghiệp không mua sản phẩm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), qua thời gian các địa phương ĐBSCL thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19, doanh nghiệp (DN) thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 địa điểm", hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu (XK) cá tra gặp rất nhiều khó khăn, hơn một nửa các nhà máy phải đóng cửa...

Từ cuối tháng 7-2021, có tới 50% DN ngành cá tra tại một số địa phương vùng trọng điểm ĐBSCL phải đóng cửa. Giá cá nguyên liệu giảm là do nhiều nhà máy chế biến hạn chế mua vào do giảm công suất hoặc tạm thời đóng cửa nghỉ do dịch bệnh.

Các DN cá tra cho rằng, khó khăn lớn nhất của các nhà máy chế biến là thực hiện "3 tại chỗ" vì phát sinh quá nhiều chi phí, công và lương người lao động tăng, vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa gặp nhiều khó khăn; người lao động không muốn làm theo phương án này...

Tại các địa phương khác như Cần Thơ, Vĩnh Long..., nguồn cung cá tra cho XK dồi dào nhưng nhà máy chế biến cũng ngưng hoạt động hoặc giảm công suất nên tạm ngưng mua nguyên liệu, khiến giá cá giảm. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích nuôi cá tra thâm canh, dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới. Công suất hoạt động của toàn ngành cá tra hiện còn khoảng 10-20%.

VASEP cho biết, tháng 8-2021, XK thủy sản đạt khoảng 520 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực. Bức tranh tháng 9 vẫn ảm đạm. Trong đó, sản xuất và chế biến cá tra vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề, tình hình XK cá tra khó cải thiện trong tháng này. Dự báo XK thủy sản trong tháng 9 sẽ tiếp tục giảm ít nhất 20%, đạt khoảng 660 triệu USD.

Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau thừa nhận, chuỗi sản xuất tôm khó khăn từ đầu vào vật tư, con giống cho đến nhà máy chế biến. Cà Mau hiện có 30 doanh nghiệp và 38 nhà máy chế biến tôm, với sản lượng 200.000 tấn/năm. Khi thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến", hầu hết các doanh nghiệp đều chưa sẵn sàng.

Dù được hỗ trợ nhưng cũng chỉ có khoảng 30-50% doanh nghiệp, nhà máy đáp ứng được yêu cầu để sản xuất. Số còn lại phải ngưng. Đến thời điểm này, công suất chỉ khoảng 50%. Chi phí cho việc "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến" rất cao vì doanh nghiệp phải thuê nhà trọ, khách sạn, thậm chí thuê cả đội xe vận chuyển công nhân...

Thực tế, nhiều nhà máy không sản xuất được nên không mua tôm. Vận chuyển tôm từ vùng nuôi đến nhà máy cũng rất khó khăn. Do vậy, bà con không thả giống. Dự kiến các tháng cuối năm, thời điểm thị trường tiêu thụ nhiều thì lại thiếu hụt tôm. Khi hết giãn cách, sản xuất lại bình thường thì sẽ thiếu nguyên liệu rất trầm trọng...

Hiệp hội Tôm Bạc Liêu chia sẻ, khi thực hiện giãn cách xã hội, Chính phủ chỉ đạo vừa chống dịch vừa sản xuất, lưu thông hàng hóa. Nhưng một số nơi đặt ra "giấy phép con", gây khó cho vận chuyển hàng hóa trong đó có ngành tôm. Giá tôm tụt thê thảm (40-50%), người nuôi điêu đứng, nửa muốn thả nửa muốn không vì không biết sắp tới thế nào.

Các công ty, cơ sở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu phản ánh, khi vận chuyển tôm giống không qua được các chốt trên địa bàn thị xã Giá Rai và huyện Phước Long. Các chốt buộc xe chở tôm giống quay về (chốt Giá Rai - Chủ Chí, Chốt Phó sinh - đi Phước Long, Cầu số 2 - Hông Dân, Phước Long). Còn cơ sở thu mua thủy sản khai thác tại phường Nhà Mát gặp khó khăn khi vận chuyển qua các chốt đi tiêu thụ ngoài TP.Bạc Liêu.

No comments:

Post a Comment

Popular Posts