Giá Tôm Thẻ kiểm kháng sinh khu vực Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre. Giá Tôm Sú Oxy Bạc Liêu, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh...
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh 14/9 khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
Giá tôm thẻ size 20 con giá 220.000 đồng/kg +-10.000 đồng
Size 25 con giá 167.000 đồng/kg +-5.000 đồng
Size 30 con giá 138.000 đồng/kg +-3.000 đồng
Size 40 con giá 120.000 đồng/kg +-1.000 đồng
Size 50 con giá 102.000 đồng/kg +-1.000 đồng
Size 60 con giá 95.000 đồng/kg +-500 đồng
Size 70 con giá 90.000 đồng/kg +-500 đồng
Size 80 con giá 85.000 đồng/kg +-500 đồng
Tôm thẻ size 100 con giá 72.000 đồng/kg +-300 đồng
Tôm thẻ size 100 con ao bạt xem màu giá 80.000 đồng/kg
Liên hệ: 0979257767
Giá tôm thẻ 14/9 kiểm kháng sinh ao bạc khu vực Bạc Liêu:
Giá tôm thẻ size 20 con giá 220.000 đồng/kg
Size 25 con giá 165.000 đồng/kg +-5.000 đồng
Size 30 con giá 138.000 đồng/kg +-2.000 đồng
Size 40 con lớn giá 122.000 đồng/kg +1.000 đồng
Size 40 con nhỏ giá 118.000 đồng/kg -1.000 đồng
Size 50 con giá 100.000 đồng/kg +-1.000 đồng
Liên hệ: 0919781835
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh 12/9 khu vực Bạc Liêu:
Giá tôm thẻ size 25 con giá 162.000 đồng/kg +-5.000 đồng
Size 30 con giá 138.000 đồng/kg +-2.000 đồng
Size 40 con giá 120.000 đồng/kg +-1.000 đồng
Size 50 con giá 103.000 đồng/kg +-1.000 đồng
Liên hệ: 0915434635
Giá tôm thẻ chân trắng ao bạc 14/9 khu vực Cà Mau:
(Kiểm Kháng Sinh) Tôm thẻ size 20 con giá 225.000 đồng/kg (+-1c 10.000₫ tới 22c)
Size 25 con lớn đang có giá 170.000 đồng/kg (+5.000₫ tới 22,01c); Qua 24c móc 25c 166 +1c 5.000₫
Size 25 con nhỏ thu mua với giá 164.000 đồng/kg (-5.000₫ tới 26c)
Size 30 con lớn có giá 140.000 đồng/kg (+3.000₫)
Size 30 con nhỏ có giá 138.000 đồng/kg (-2.000₫)
Size 40 con đang có giá 121.000 đồng/kg (lớn: +1.000₫; nhỏ: -2.000₫)
Size 50 con lớn nhỏ có giá 102.000 đồng/kg (+-1.000₫)
Size 60 con đang thu mua với giá 96.000 đồng/kg (lớn: +500₫; nhỏ: -500₫)
Size 70 con đang có giá 91.000 đồng/kg +-500₫
Tôm thẻ size 80 con có giá 83.000 đồng/kg +500₫
(Bắt Màu) Tôm thẻ size 50 con lớn đang có giá 102.000 đồng/kg +500₫
Size 50 con nhỏ thu mua với giá 102.000 đồng/kg -1.000₫
Size 60 con có giá 96.000 đồng/kg +-500₫
Size 70 con đang có giá 91.000 đồng/kg -500₫ tới 75c
Size 80 con có giá 86.000 đồng/kg +300₫ tới 75c
Size 90 con đang thu mua với giá 84.000 đồng/kg
Size 100 con lớn đang có giá 82.000 đồng/kg
Size 100 con nhỏ đang có giá 80.000 đồng/kg (-1c 200₫ tới 130c)
Size 150 con lớn đang có giá 67.000 đồng/kg +200₫
Size 150 con nhỏ đang có giá 65.000 đồng/kg (-200₫ tới 170c)
Tôm thẻ size 200 con có giá 40.000 đồng/kg (+200₫ -300₫ tới 230c)
Liên hệ: 0868.06.7777
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh 12/9 khu vực Ba Tri (Bến Tre):
Giá tôm thẻ size 25 con giá 162.000 đồng/kg +-5.000 đồng
Size 30 con giá 138.000 đồng/kg +-2.000 đồng
Size 40 con giá 120.000 đồng/kg +-1.000 đồng
Size 50 con giá 103.000 đồng/kg +-1.000 đồng
Size 60 con giá 93.000 đồng/kg
Size 70 con giá 87.000 đồng/kg
Size 80 con giá 82.000 đồng/kg
Size 90 con giá 77.000 đồng/kg
Size 100 con giá 70.000 đồng/kg
Liên hệ: 0915933334
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh 13/9 ưu tiên khu vực Bạc Liêu:
Giá tôm thẻ size 20 con giá 220.000 đồng/kg
Size 25 con giá 165.000 đồng/kg +-5.000 đồng
Size 30 con giá 138.000 đồng/kg +-2.000 đồng
Size 40 con lớn giá 122.000 đồng/kg +1.000 đồng
Size 40 con nhỏ giá 118.000 đồng/kg -1.000 đồng
Size 50 con giá 100.000 đồng/kg +-1.000 đồng
Liên hệ: 0943211494
Giá tôm thẻ dập đá bắt ngang 14/9 khu vực Ba Tri - Bình Đại (Bến Tre):
Giá tôm thẻ size 30 con giá 138.000 đồng/kg
Size 40 con giá 120.000 đồng/kg
Size 50 con giá 105.000 đồng/kg
Size 60 con giá 95.000 đồng/kg
Size 70 con giá 90.000 đồng/kg
Size 80 con giá 84.000 đồng/kg
Size 90 con giá 78.000 đồng/kg
Size 100 con giá 73.000 đồng/kg
Liên hệ: 0335550163
Giá cá tra thịt tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long hôm nay ổn định ở mức 20.500-21.000 đồng/kg, giá cá tra giống ở mức 21.500-23.000 đồng/kg size 33 con. Giá cá lóc thịt giá tăng cao từ 44.000-45.000 đồng/kg (>600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 200-300 đồng. Giá ếch thịt hôm nay giảm nhẹ giá 21.000-22.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp tăng có giá 43.000-44.000 đồng/kg (loại cá thịt 4-5 con/kg). Giá cá rô tại Cần Thơ, Hậu Giang đang có giá cao 25.000-26.000 đồng/kg (loại cá thịt 3-5 con/kg). Cá thát lát thịt (2-3 con/kg) giá 45.000-46.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.600 đồng/con.
Giá thủy hải sản cũng có xu hướng giảm nhẹ tại thị trường nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Tôm càng xanh 240.000 đồng/kg giảm 20.000 đồng/kg, cá rô phi 35.000 đồng/kg, cá điêu hồng 45.000 đồng/kg, cá tra thịt trắng giá 35.000-38.000 đồng/kg, cá lóc nuôi 60.000 đồng/kg, giá cá thát lát chỉ ở mức khoảng 39.000-40.000 đồng/kg giảm 10.000 đồng/kg. Theo đánh giá của nhiều hộ nuôi và tiểu thương dịch bệnh không chỉ khiến đầu ra xuất khẩu nhiều loại thủy sản bị chậm mà tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng đang gặp khó khăn. Ðặc biệt, sức tiêu thụ nhiều loại thủy sản đang giảm mạnh, do nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn tại các thành phố lớn và khu du lịch phải tạm thời đóng cửa. Việc vận chuyển hàng đi tiêu thụ giữa địa phương này với địa phương khác cũng gặp khó nên tiểu thương hạn chế lượng hàng thu mua vào tránh rủi ro, từ đó làm cho giá nhiều loại thủy sản bị giảm...
Nhiều doanh nghiệp mở cửa lại, giá tôm thẻ miền Tây tăng mạnh
Trong một tuần, giá tôm thẻ tại miền Tây tăng đến 15.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp tại Sóc Trăng được xem là “trụ đỡ” giúp người nuôi tôm vượt qua khó khăn do dịch Covid-19.
Chiều 7/9, nông dân huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đẩy nhanh tiến độ thu hoạch tôm thẻ công nghiệp khi loại thủy sản này đang tăng giá. Một doanh nghiệp tại huyện Trần Đề mua tôm thẻ loại 30 con/kg giá 139.000 đồng, 40 con/kg 119.000 đồng, 50 con/kg 108.000 đồng.
Tôm thẻ loại 60 con/kg từ mức giá 92.000 đồng đã tăng lên 98.000 đồng/kg, 100 con/kg 73.000 đồng... Giá này tăng 1.000-6.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ.
Nhiều công nhân thủy sản được tiêm mũi 2
Trao đổi với Zing, ông Võ Văn Phục, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam, cho biết sau khi ngưng áp dụng “3 tại chỗ”, công nhân đã quay lại xưởng sản xuất được khoảng 60-70%. Các nhà máy thủy sản đồng loạt tăng công suất đã tạo ra “cứu cánh” cho con tôm miền Tây bị mất giá gần 2 tháng qua.
“Trong vòng một tuần, tôm thẻ tăng giá 15.000 đồng mỗi kg đối với loại 40 con. Tôm loại này công ty đang mua giá 120.000, tuần trước chỉ 105.000 đồng/kg. Loại 30 con giá 142.000, tăng 10.000 đồng/kg. Các kích cỡ nhỏ tăng 8.000-10.000 đồng/kg và còn tăng nữa”, ông Phục nói.
Theo ông chủ doanh nghiệp chế biến tôm có nhà xưởng lớn tại Khu công nghiệp (KCN) An Nghiệp của tỉnh Sóc Trăng, những công nhân mới vào làm sẽ được xét nghiệm 100% liên tục 3 ngày đầu. Sau đó, doanh nghiệp xét nghiệm 20% công nhân mỗi ngày bằng kỹ thuật RT-PCR, trong khi KCN An Nghiệp quy định 7 ngày xét nghiệm 20% công nhân.
“Tôi làm xét nghiệm cho công nhân mỗi ngày để an toàn. Khi nào Nhà nước xét nghiệm toàn dân thì tôi mới ngưng siết chặt như hôm nay. Mục đích siết chặt này là lỡ có F0 cũng không thành ổ dịch. Công nhân đi, về như hiện nay rủi ro cao lắm. Chúng tôi xét nghiệm cho công nhân là để khôi phục sản xuất và chấp nhận chi phí cao”, người đứng đầu Thủy sản sạch Việt Nam nói.
Ông Võ Văn Phục cũng nhấn mạnh rằng nhờ chủ trương tiêm vaccine trọng điểm nên doanh nghiệp an tâm sản xuất. Một số công nhân là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp đã được tiêm mũi 2 vaccine phòng Covid-19.
Cụ thể, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng dùng chiến thuật siết chặt vùng nhỏ, xét nghiệm trọng điểm và tiêm vaccine trọng điểm. Ngoài việc chỉ đạo các nhà máy, doanh nghiệp có biện pháp ngừa Covid-19, lãnh đạo tỉnh này còn quan tâm đến việc tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19 cho lực lượng tài xế và phụ xe, giúp doanh nghiệp an tâm sản xuất.
“Với nguồn lực hạn chế nhưng lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng phòng, chống dịch Covid-19 một cách khoa học, hiệu quả nên giữ được thành trì đến nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp chúng tôi luôn đề cao cảnh giác, không chủ quan. Còn giá tôm dự kiến tiếp tục tăng khá mạnh trong thời gian tới. Bà con nông dân cứ an tâm nuôi tôm, doanh nghiệp tôm sẽ cùng Nhà nước chung tay giúp bà con”, ông Phục.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lãi trong mùa dịch
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu ra các mặt hàng nông sản ở vùng ĐBSCL gặp khó khăn, nhiều nông dân bị thua lỗ. Trong khi đó mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lãi.
Ông Ngô Minh Tuấn ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông là người đi đầu trong việc áp dụng nuôi tôm công nghệ cao ở tỉnh Tiền Giang. Ông hiện có 5 trang trại rộng 30 ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, nuôi rải vụ nên cho thu hoạch quanh năm. Mới đây, chỉ với 1 ao, ông Tuấn đã thu được 40 tấn tôm thẻ, bán với giá 85 nghìn đồng/kg/30 con. So với trước khi dịch bệnh giảm khoảng 20 nghìn đồng/kg nhưng vẫn có lãi. Trong khi đó, các mô hình nuôi tôm truyền thống bị giảm từ 30-40 nghìn đồng/kg, người nuôi bị thua lỗ nặng.
Ông Ngô Minh Tuấn cho biết, nuôi tôm công nghệ cao có nhiều ưu điểm, nhất là hạn chế rủi ro do dịch bệnh, kéo dài thời gian nuôi để đạt kích cỡ tôm to bán giá cao: "Tôm thiên nhiên thì bây giờ không có nhiều, còn nuôi theo kiểu truyền thống thì khó rồi, bây giờ người ta không nuôi nữa rồi vì người dân đầu tư nuôi công nghệ cao cũng an toàn. Nuôi công nghệ cao size tôm từ 30 con/kg không bị sụt nhiều. Giá chỉ thấp hơn so với trước dịch bệnh dưới 20 nghìn đồng/kg thôi. Bên cạnh đó, rủi ro ít, sản lượng thì cao hơn. Còn nuôi theo kiểu truyền thống dịch bệnh nhiều, nên chuyển dần sang công nghệ cao hết”.
Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc tiêu thụ tôm hiện nay gặp khó khăn, từ đầu tháng 8 giá tôm giảm mạnh. Tại tỉnh Tiền Giang giá tôm loại 100 con/kg có giá dưới 50.000 đồng/kg; loại 50 con/kg có giá từ 80.000 đồng đến 85.000 đồng/kg; loại 30 con/kg dao động từ 110.000 đến 120.000 đồng/kg. Với mức giá này người nuôi tôm theo kiểu truyền thống không có lãi do chi phí tăng cao, hao hụt nhiều. Riêng mô hình nuôi tôm công nghệ cao, hầu hết bán tôm loại size từ 50 con/kg trở xuống có giá cao nên đảm bảo có lãi.
Huyện Tân Phú Đông là địa phương có mô hình nuôi tôm lớn nhất tỉnh Tiền Giang với hơn 4.600 hecta nuôi thủy sản, trong đó nuôi tôm công nghệ cao 51 hecta, còn lại nuôi công nghiệp và quảng canh khoảng 2.700 hecta. Đa số mô hình nuôi tôm công nghiệp đều có lãi, người dân địa phương đang nhân rộng mô hình này.
Tại tỉnh Bến Tre, dù dang khẩn trương thu hoạch nhưng tôm biển nuôi cũng bị giảm giá mạnh. Đáng nói là tôm kích cỡ 50 - 100 con/kg giảm từ 30.000 - 50.000 đồng/kg, người nuôi lỗ nặng. Mô hình nuôi tôm theo phương pháp truyền thống đều gặp khó trong vấn đề đầu ra và không có lãi do rất ít ao nuôi được tôm kích cỡ lớn (30 con/kg). Trong khi đó mô hình nuôi tôm công nghệ cao dễ dàng đạt kích cỡ 30 con/kg, bán được giá cao.
Lợi thế của nuôi tôm công nghệ cao là người nuôi có thể nuôi về size lớn do có thể sang tách ao nhiều giai đoạn. Tôm nuôi ao ương 25 ngày sẽ có thể sang ao thương phẩm và tiếp tục sang tách ao theo các mốc thời gian sau 40 ngày và sau 50 ngày nữa. Với mật độ khoảng 50- 60 con/m2 mới có thể nuôi tôm về size 20 con/kg. Một ha nuôi có khả năng đạt sản lượng trên 40 tấn/vụ.
Tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre có khoảng 500 ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao. Dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng có khoảng 80% ao tôm có lãi. Ông Đào Công Thương, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú cho biết, nuôi tôm công nghệ cao là hướng đi tất yếu của bà con ngư dân. Địa phương đang phấn đấu thực hiện đạt Nghị quyết của Đảng bộ huyện là đến năm 2025 đạt 1.500 ha tôm công nghệ cao.
Ông Đào Công Thương phấn khởi cho biết thêm: "Tôm đầu ra thì được nhưng giá thấp. Mô hình công nghệ cao đa số nuôi trúng hết, trúng hơn 80%, có lãi. Mô hình này vốn nhiều lắm, các ngân hàng đều có hỗ trợ hết. Tụi tôi cũng đang vận động các chi nhánh Ngân hàng hỗ trợ cho người dân. Các công ty cung cấp thức ăn, thuốc thú y, thuốc thủy sản, cung cấp tôm giống đến từng hộ nuôi để hướng dẫn mô hình, ngân hàng thì cam kết sẽ cho vay bao nhiêu vậy đó để người ta thực hiện”.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh có gần 2.000 ha tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao. Đây là hình thức nuôi mới, kiểm soát tốt dịch bệnh; năng suất, chất lượng cao. Lợi nhuận trung bình từ 700-800 triệu đồng/ha/vụ nuôi, tăng hơn 4 lần so với nuôi tôm thâm canh trước đây. Đáng chú ý, loại hình nuôi mới khép kín này còn có ưu điểm là cách ly được môi trường dịch bệnh giai đoạn đầu, nuôi mật độ cao, kiểm soát chặt chẽ chi phí và nâng tỷ lệ sống, nuôi tôm lên cỡ lớn, tạo điều kiện tăng năng suất.
Nuôi trồng thủy sản trong đó có con tôm là một trong những ngành kinh tế chủ lực của người dân vùng ĐBSCL. Thực tế đã chứng minh, mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã gặt hái những thành quả đáng ghi nhận. Mô hình này đã giúp nhiều nông dân làm giàu, tránh được rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu, cần được nhân rộng.
Trước những khó khăn do dịch Covid-19, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) vừa có văn bản gửi Bộ NN&PTNT, kiến nghị giảm tiền điện trong vòng 6 tháng cho người nuôi tôm.
Thông tin trên báo Sóc Trăng, nghề nuôi tôm đang gặp nhiều vấn đề như: lưu thông hàng hóa khó khăn, lao động bị thiếu hụt vì các quy định nghiêm ngặt trong phòng, chống dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị ngành tôm lâm vào thế khó và hệ quả là giá tôm giảm liên tục vì thiếu người thu hoạch và chế biến. Trong đó, người nuôi tôm và cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống là 2 nhóm đối tượng bị “tổn thương” nhiều nhất, còn đại lý cung ứng thức ăn, thu mua hay doanh nghiệp chế biến thì dễ thở hơn.
Theo báo Tiền phong, ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành tôm trong tình hình dịch Covid-19.
VINAFIS kiến nghị, nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền điện cho người nuôi tôm, cụ thể là giảm 10-30% tiền điện trong 6 tháng (tháng 7 đến 12/2021); giảm một phần chi phí điện đến hết năm 2021 cho các doanh nghiệp có điều kiện tăng cường trữ tôm. Có chính sách tạm hoãn trả nợ vốn vay ngân hàng và cho vay tiếp để nuôi vụ mới; cho nhà máy chế biến vay vốn ưu đãi để trả lương cho công nhân và phát triển sản xuất…
Đồng thời ưu tiên vắc xin cho tài xế vận tải trong chuỗi sản xuất - kinh doanh tôm: sản xuất tôm nguyên liệu, thương lái, người thu mua tôm của các cơ sở thu mua và toàn thể cán bộ, nhân viên chế biến tôm để những đối tượng này tăng khả năng chống chọi dịch bệnh và là điều kiện quan trọng nhất để khôi phục sản xuất ngành tôm trở lại bình thường.
Các tỉnh và các chốt kiểm dịch cần xếp các đối tượng trong chuỗi ngành tôm là ngành nghề ưu tiên và được hưởng cơ chế “luồng xanh”.
Cũng liên quan nội dung này, trên Tạp chí Thủy sản thông tin, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã có công văn gửi Bộ NN&PTNT thông tin về một số khó khăn và kiến nghị giải pháp tháo gỡ cho ngành tôm dưới tác động nặng nề từ dịch Covid-19.
Trong đó, đề xuất một trong những giải pháp cho người nuôi tôm là hỗ trợ tiền điện cho người nuôi tôm, cụ thể giảm 10-30% trong vòng một năm từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022. Đối với chế biến xuất khẩu, nếu được thì giảm một phần giá điện đến hết năm 2021 để các doanh nghiệp có điều kiện tăng cường trữ hàng...
No comments:
Post a Comment