Giá Cá, Giá Ếch - Ngày 06/10/2021
Giá Cá Tra thịt Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Cần ThơGiá Ếch, Ếch Đồng: An Giang, Đồng Tháp
Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh
Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp
Giá Cá Điêu Hồng Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp
Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Kèo Sóc Trăng, Bạc Liêu
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG GIÁ CÁ GIÁ ẾCH MIỀN TÂY
Về giá các mặt hàng thủy sản hôm nay 6/10/2021 tại ĐBSCL, giá cá tra thịt ở mức 22.000-22.500 đồng/kg, giá cá tra giống ở mức 27.000-28.000 đồng/kg size 30-35 con...
Giá Cá lóc thịt tại Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh giá từ 37.000-40.000 đồng/kg (~600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 280-300 đồng. Giá ếch hôm nay tăng nhẹ, ếch thịt giá 25.000-26.000 đồng/kg, giá ếch giống loại 100-150 con/kg tăng giá 400 đồng/con. Giá cá điêu hồng loại cá thịt (~600gr) giá 34.000-35.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp giá tăng cao từ 47.000-48.000 đồng/kg loại cá thịt 6-7 con/kg. Tại Đồng Tháp, giá cá rô phi giảm nhẹ (cá thịt 500-600gr) giá 33.000-33.500 đồng/kg. Cá thát lát thịt (2-3 con/kg) giá giảm nhẹ 40.000-41.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.400 đồng/con.
Giá cá sặc rằn (cá bổi): Size 8-9 con/kg 32.000 đồng - Size 11-12 con/kg 25.000 đồng (Liên hệ: 0335551717)
Xuất khẩu cá tra giảm mạnh trong tháng 8 và tháng 9
Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích thả nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL từ đầu năm đến nay khoảng 3.516ha (bằng 74,3% so với cùng kỳ 2020), sản lượng thu hoạch ước đạt 932.000 tấn (bằng 81% so với cùng kỳ); trong đó sản lượng cá tra thu hoạch của tháng 8 giảm 44,9% và nửa tháng đầu tháng 9 giảm 77%.
Chiều 25-9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến về “Giải pháp phát triển chuỗi ngành hàng cá tra sau giãn cách xã hội”, với sự tham gia của Bộ Y tế, Hiệp hội Cá tra Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu…
Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích thả nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL từ đầu năm đến nay khoảng 3.516ha (bằng 74,3% so với cùng kỳ 2020), sản lượng thu hoạch ước đạt 932.000 tấn (bằng 81% so với cùng kỳ); trong đó sản lượng cá tra thu hoạch của tháng 8 giảm 44,9% và nửa tháng đầu tháng 9 giảm 77%.
Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL giảm trong tháng 8 và tháng 9 do ảnh hưởng dịch Covid-19. |
Cũng do thực hiện giãn cách xã hội nên các nhà máy chế biến ở ĐBSCL đều giảm công suất chế biến, giảm thu mua, từ đó khiến giá cá tra giảm ở mức 21.000-22.000 đồng/kg, thấp hơn chi phí giá thành.
Toàn vùng hiện có khoảng 119 nhà máy chế biến cá tra có đăng ký xuất khẩu, với khoảng 190.000 lao động. Đến đầu tháng 9, cần gần 49% số lượng nhà máy ngừng hoạt động, số công nhân phải nghỉ việc do dịch bệnh khoảng 70%.
Đại diện Hiệp hội chế biến và xuất khảu thủy sản Việt Nam nhìn nhận, từ giữa tháng 7 đến nay, do áp dụng kiểm soát dịch bệnh nên ở các tỉnh ĐBSCL đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành thủy sản nói chung, trong đó ngành cá tra thiệt hại rất lớn. Cụ thể, số lượng nhà máy cá tra hoạt động “3 tại chỗ” công suất chỉ đạt 20-30%. Riêng ở TP Cần Thơ, hầu hết các nhà máy đều tạm ngừng hoạt động.
Dự kiến bước vào tháng 10, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa lên được kế hoạch mở lại sản xuất. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nhân lực do cách ly, nhiễm bệnh, thiếu hụt tài chính để vận hành... cũng là trở ngại lớn để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất trở lại.
Chính vì những khó khăn trên, nên kim ngạch xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2021 đã giảm 28,5% so với cùng kỳ, dự kiến tháng 9 tiếp tục giảm khoảng 30%. Tuy nhiên, nếu tính riêng xuất khẩu cá tra của 8 tháng đầu năm 2021 thì kim ngạch tăng 8,8% so với năm 2020.
Kết quả trên là nhờ sự tăng trưởng mạnh vào thời điểm đầu năm của một số thị trường như, Nga (tăng 113%), Ai Cập (tăng 87%), Brazil (tăng 75%), Comlubia (tăng 65%), Hoa Kỳ (tăng 45%)… Dự báo nhu cầu nhập khẩu cá tra tại nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng, đặc biệt là tăng mạnh vào dịp cuối năm.
Song, cái khó là nhiều doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất hoặc phục hồi khá chậm; từ đó nguy cơ sẽ mất những đơn hàng cuối năm và chưa dám nhận đơn hàng mới…
Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị, từ năm 2019 đến nay, giá cá tra dao động ở mức thấp kéo dài nên người nuôi đã thấm mệt. Trong khi đó, hàng loạt doanh nghiệp cũng rất khó bởi ảnh hưởng dịch Covid-19, một số nhà máy duy trì hoạt động “3 tại chỗ” nhưng chi phí cao và nhiều rủi ro nên không hiệu quả.
Vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL rất mong Bộ Y tế phân bổ vaccine nhiều hơn để đẩy nhanh tiến độ tiêm ngừa nhằm khôi phục sản xuất, chế biến theo tình hình mới. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xem xét giảm lãi suất, giãn nợ… giúp ngành cá tra sớm khôi phục, nhất là những tháng cuối năm.
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị các tỉnh ĐBSCL cần tháo gỡ khó khăn cho công nhân vận chuyển, thu hoạch cá tra được đi liên tỉnh. Bởi, vùng nguyên liệu nằm ở nhiều tỉnh nhưng do phòng chống dịch nên công nhân không thể sang tỉnh khác thu hoạch, khiến cá tra bị tồn đọng nhiều…
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp ngành cá tra. Đồng thời, đề nghị các địa phương cần áp dụng giãn cách ở vùng đỏ trong phạm vi nhỏ nhất để mở rộng vùng xanh, tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Tới đây, Bộ Y tế xem xét cân đối nguồn vaccine nhiều hơn cho đối tượng hoạt động trong ngành cá tra…
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho rằng, trong quá trình mở rộng sản xuất, vấn đề cần quan tâm là nếu nhà máy chế biến xuất hiện ca F0 thì cần có cách ứng phó phù hợp, mà không phải phong tỏa toàn bộ. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng dây chuyền hợp lý, thiết kế phương án sản xuất tối ưu nhất nhằm xử lý nhanh, phạm vi hẹp, nếu trường hợp xảy ra dịch…
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đề nghị các tỉnh ĐBSCL cần tăng cường liên kết vùng để phát triển ngành cá tra, bởi một nhà máy ở tỉnh này nhưng họ xây dựng vùng nuôi ở tỉnh khác và có thể thu mua, vận chuyển liên tỉnh với nhau. Vì vậy, các địa phương cần nhìn chung một hướng, cùng liên kết từ sản xuất đến chế biến, xuất khẩu; đặc biệt các doanh nghiệp cùng đồng thuận là rất quan trọng để đưa ngành cá tra tiến xa hơn.
Nhà máy thủy sản ở miền Tây gấp rút hoạt động trở lại
Sau khi các tỉnh nới lỏng giãn cách, doanh nghiệp ở miền Tây nhanh chóng khôi phục sản xuất, trong đó các nhà máy thủy sản đang đẩy mạnh tiêu thụ tôm cho nông dân.
Sáng 28/9, 3 nhà máy trong chuỗi chế biến thủy sản của Công ty TNHH Kim Anh (Sóc Trăng) đón gần 1.000 công nhân vào làm việc. Số lượng này đạt gần 100% so với thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Đại diện doanh nghiệp có 3 nhà máy đặt tại xã Đại Ngãi (huyện Long Phú), phường 7 (TP Sóc Trăng) và khu công nghiệp An Nghiệp (huyện Châu Thành) này cho biết các huyện, thị trong tỉnh Sóc Trăng cùng là vùng xanh nên các chốt kiểm soát Covid-19 đã tạo điều kiện tốt cho xe đưa, rước công nhân.
Tôm được tiêu thụ mạnh
Ông Trần Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Khánh Sủng (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), cho biết sau khi ngưng áp dụng sản xuất “3 tại chỗ”, công nhân các xã, phường vùng xanh đã trở lại công ty ngày một tăng dần. Hiện, thủy sản Khánh Sủng đã khôi phúc sản xuất được khoảng 70%, lượng tôm tiêu thụ gần 40 tấn mỗi ngày.
Theo ông Tuấn, nhờ địa phương nới lỏng giãn cách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vẫn chuyển hàng hóa thuận lợi nên việc thu mua tôm cho nông dân được dễ dàng. Doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất để kịp giao hàng cho đối tác và thị trường ngoài nước vẫn tiêu thụ tôm Việt Nam rất mạnh.
Tại Bạc Liêu, các huyện, thị và TP Bạc Liêu đã nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15 và 19. Ông Trần Tuấn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến và xuất nhập khẩu Trang Khanh (TP Bạc Liêu), cho biết nhiều gia đình vẫn chưa cho con, em đi làm tôm để phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn thu hút được khoảng 70% công nhân trở lại xưởng sản xuất.
Trước khi xảy ra dịch Covid-19, thủy sản Trang Khang tiêu thụ mỗi ngày khoảng 60 tấn tôm. Sau vài ngày khôi phục sản xuất trong trạng thái bình thường mới, doanh nghiệp đã tiêu thụ gần 40 tấn nguyên liệu mỗi ngày.
Chiều 28/9, tôm thẻ loại 20 con một kg ở miền Tây được các doanh nghiệp mua với giá 230.000 đồng/kg, loại 30 con 150.000 đồng, 100 con giá 83.000 đồng/kg...
Theo ông Đỗ Ngọc Tài, Tổng giám đốc Công ty Chế biển thủy sản Tài Kim Anh (khu công nghiệp An Nghiệp, Sóc Trăng), giá tôm thẻ loại 20 con hiện nay cao hơn thời điểm trước dịch Covid-19. Tôm thẻ có các kích cỡ lớn còn lại giá cũng tăng nhanh sau khi miền Tây nới lỏng giãn cách nên người nuôi đảm bảo có lãi.
“Giá tôm như hiện nay nông dân nuôi không lỗ. Giá tôm chỉ thấp khi bùng phát dịch, bây giờ đã tăng lại vì công nhân đi làm, nhà máy đẩy mạnh mua tôm để sản xuất, chế biến xuất khẩu”, ông Tài nói...
Bộ NN&PTNT: Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản 990.000 ha tại ĐBSCL
Xác định Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm về nuôi trồng thủy sản, Bộ NN-PTNT phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 với diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 990.000 ha; sản lượng đạt trên 4,8 triệu tấn…
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3550/QĐ-BNN-TT ngày 12/8/2021 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 khoảng 3.400 tỉ đồng.
Với Quyết định này, ĐBSCL phấn đấu đến năm 2030 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 990.000 ha (nuôi nước mặn, lợ 740.000 ha, nuôi nước ngọt 150.000 ha và 1.260.000 m3 nuôi lồng trên sông). Trong đó, tôm nước lợ đạt 720.000 ha; cá tra đạt 7.447 ha; tôm càng xanh đạt 50.000 ha; cá rô phi đạt 6.350 ha và 1.260.000 m3 lồng bè. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 4.800.000 tấn.
Xây dựng vùng ven sông và vùng trũng ngập nước của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An phát triển nuôi cá tra theo hướng hiện đại gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản nước ngọt, đặc biệt là giống cá tra ở Đồng Tháp và An Giang.
Một số huyện/thị xã thuộc 11 tỉnh/thành phố, trừ An Giang và Cà Mau thì phát triển nuôi trồng thủy sản chuyên canh, xen canh các đối tượng thủy sản nước ngọt; ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng thủy sản có khả năng thích nghi rộng với độ mặn như tôm càng xanh, cá rô phi, cá kèo,... ở những vùng giáp ranh mặn ngọt.
Các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang): Tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ như tôm sú, tôm chân trắng, cua, nhuyễn thể và các giống loài thuỷ sản mặn lợ khác.
Theo Bộ NN-PTNT, để thực hiện đề án cần phân vùng nuôi trồng thủy sản để nuôi chuyên canh, xen canh các giống loài thuỷ sản nước ngọt với sản xuất nông nghiệp, nuôi cá lồng bè trên sông, rạch; rà soát, đánh giá tác động và chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn sang phát triển nuôi các đối tượng thủy sản với các hình thức nuôi phù hợp như tôm nước lợ…
Đồng thời, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng giống và vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản; Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; Tổ chức, quản lý sản xuất; Khoa học công nghệ, khuyến ngư và đào tạo nguồn nhân lực; Xúc tiến thương mại sản phẩm nuôi trồng thủy sản…
Bằng những giải pháp trên, Bộ NN-PTNT kỳ vọng đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trên 4%/năm, giá trị xuất khẩu đạt trên 9 tỷ đô la Mỹ…
Phát triển chuỗi ngành hàng cá tra
Ngành hàng cá tra đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhằm giúp hoạt động sản xuất ổn định trở lại, Bộ NN-PTNT vừa phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị "Giải pháp phát triển chuỗi cá tra sau giãn cách xã hội".
Theo Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), từ tháng 7-2021 đến nay, ngành hàng cá tra đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Việc giãn cách xã hội tại ĐBSCL đã tác động lớn đến hoạt động thả giống, nuôi, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu cá tra.
Thua lỗ, hết vốn tái đầu tư
Diện tích thả nuôi cá tra mới ở ĐBSCL tính đến giữa tháng 9-2021 chỉ được 3.516 ha (bằng 74,3% so với cùng kỳ năm 2020). Diện tích thả nuôi trong 2 tháng giãn cách xã hội (tháng 7, 8) đã giảm khoảng 50%-55% so với các tháng trước. Sản lượng cá tra thu hoạch ước được 932.000 tấn, bằng 81,1% so cùng kỳ năm 2020.
Do thực hiện giãn cách xã hội nên các nhà máy giảm công suất chế biến, giảm thu mua nguyên liệu đầu vào. Giá cá tra thương phẩm loại 1 hiện duy trì ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg, thấp hơn 500 đồng/kg so với trước khi thực hiện giãn cách. Tính đến đầu tháng 9-2021, 52/106 nhà máy chế biến cá tra tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long phải tạm dừng hoạt động.
Ông Lê Ngọc Phát - ngụ huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp - bày tỏ lo lắng do ao nuôi của gia đình ông - khoảng 700 tấn cá tra, kích cỡ 1,2-2 kg/con - đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua. Vì vậy, ông Phát phải neo cá dưới ao và trung bình mỗi ngày tốn gần 1 tỉ đồng chi phí thức ăn để tránh cá sụt cân, mất sản lượng. Đến nay, gia đình ông đã tốn hàng chục tỉ đồng tiền thức ăn để duy trì đàn cá. Thế nhưng, gánh nặng về chi phí thức ăn không đáng lo bằng sự rủi ro có thể đến với đàn cá bất cứ lúc nào nếu kéo dài việc neo dưới ao.
Theo ông Nguyễn Văn Tấn - người nuôi cá ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - hầu hết người nuôi cá tra ở khu vực này đang lâm cảnh nợ nần vì mỗi đợt thu hoạch là chịu lỗ. "Chưa biết tình hình sắp tới sẽ ra sao chứ hiện tại thì chẳng những tôi mà hầu hết người nuôi cá tra ở đây coi như không còn vốn tái đầu tư. Tôi mong Chính phủ cũng như các bộ, ngành nghiên cứu hỗ trợ người nuôi cá tra vì họ đã quá lỗ, không còn vốn để tái đầu tư" - ông Tấn kiến nghị.
Ưu tiên vắc-xin cho lực lượng sản xuất
Các doanh nghiệp (DN) cho biết khó khăn hiện nay của ngành hàng cá tra là nhà máy chế biến giảm công suất, cá nguyên liệu dư thừa; cước vận tải biển liên tục tăng 2-3 lần, thậm chí đến 10 lần; chi phí "3 tại chỗ" tăng 50%-100%...
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn, cho rằng giãn cách xã hội và các quy định nghiêm ngặt hạn chế đi lại đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng từ nuôi cá thịt đến nhà máy. Sang năm 2022, ĐBSCL có thể sẽ thiếu cá tra giống, dẫn đến thiếu nguyên liệu cục bộ.
Theo Tổng cục Thủy sản, để hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản của cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng ổn định và không đứt gãy, Chính phủ cần ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao như tài xế vận chuyển, thương lái thu mua, nhân công thu hoạch và chế biến. Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp nghiên cứu, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho DN khi thực hiện "4 tại chỗ" nhằm sớm khôi phục hoạt động sản xuất và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết bộ sẽ phối hợp với các ngành liên quan có hướng dẫn chung về việc giảm thiểu và phòng ngừa lây lan Covid-19 tại DN trong chiến lược chống dịch mới, sống chung với dịch bệnh. Về vắc-xin phòng Covid-19, Bộ Y tế sẽ tiếp tục quan tâm, ưu tiên cho lực lượng sản xuất trong ngành hàng cá tra...
Theo ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, thời gian qua, tỉnh rất quan tâm, tạo điều kiện cho DN hoạt động theo phương án "3 tại chỗ", nay là "4 tại chỗ". Trong đó, các DN chế biến cá tra được ưu tiên tiêm vắc-xin, đạt tỉ lệ cao. Đồng Tháp cũng đang quyết liệt thực hiện các phương án hỗ trợ, khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh bám sát với bối cảnh kiểm soát dịch bệnh, theo nguyên tắc mở dần từng bước trong lộ trình bình thường mới đối với các vùng và phải bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh hôm nay tại khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
Giá tôm thẻ size 20 con giá 236.000 đồng/kg +-10.000 đồngSize 25 con giá 180.000 đồng/kg +-5.000 đồngSize 30 con giá 150.000 đồng/kg +-2.000 đồngSize 40 con giá 128.000 đồng/kg +-1.000 đồngSize 50 con giá 111.000 đồng/kg +-1.000 đồngSize 60 con giá 101.000 đồng/kg +-500 đồngSize 70 con giá 96.000 đồng/kg +-500 đồngSize 80 con giá 91.000 đồng/kg +-500 đồngTôm thẻ size 100 con giá 80.000 đồng/kg +-300 đồng...
No comments:
Post a Comment