Giá Cá, Giá Ếch - Ngày 18/10/2021
Giá Cá Tra thịt Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Cần ThơGiá Ếch, Ếch Đồng: An Giang, Đồng Tháp
Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh
Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp
Giá Cá Điêu Hồng Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp
Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Kèo Sóc Trăng, Bạc Liêu
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG GIÁ CÁ GIÁ ẾCH MIỀN TÂY
Về giá các mặt hàng thủy sản hôm nay 18/10/2021 tại ĐBSCL, giá cá tra thịt ở mức 22.000-22.500 đồng/kg, giá cá tra giống ở mức 27.000-28.000 đồng/kg size 30-35 con...
Giá Cá lóc thịt tại Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh giá từ 37.000-40.000 đồng/kg (~600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 280-300 đồng. Giá ếch hôm nay tăng nhẹ, ếch thịt giá 25.000-26.000 đồng/kg, giá ếch giống loại 100-150 con/kg tăng giá 400 đồng/con. Giá cá điêu hồng loại cá thịt (~600gr) giá 34.000-35.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp giá tăng cao từ 47.000-48.000 đồng/kg loại cá thịt 6-7 con/kg. Tại Đồng Tháp, giá cá rô phi giảm nhẹ (cá thịt 500-600gr) giá 33.000-33.500 đồng/kg. Cá thát lát thịt (2-3 con/kg) giá giảm nhẹ 40.000-41.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.400 đồng/con.
Giá cá sặc rằn (cá bổi): Size 8-9 con/kg 32.000 đồng - Size 11-12 con/kg 25.000 đồng (Liên hệ: 0335551717)
Chợ cá đồng Trường Xuân kém sôi động vì lũ thấp, dịch bệnh
Thông thường, thời điểm này, chợ cá đồng Trường Xuân ở huyện Tháp Mười sẽ rất sôi động. Riêng năm nay, không khí mua bán có phần trầm lắng.
Chợ cá đồng Trường Xuân là điểm mua bán lớn của ngư dân vùng Đồng Tháp Mười mỗi mùa nước về. Các loại thủy sản sau khi thu mua sẽ được vận chuyển bán ở nhiều nơi, gồm cả TP.HCM và các tỉnh miền Đông. Năm nay, hoạt động của chợ chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nên kém nhộn nhịp.
Không khí trầm lắng không chỉ vì sản lượng cá giảm mà sức mua cũng giảm. Ước tính, lượng cá đồng về chợ đến thời điểm này giảm khoảng 70%. Chị Đặng Thị Kim Vàng, một chủ vựa mua bán các loại cá, lươn, ếch tại chợ cho biết, nước lũ thấp cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc đi lại liên tỉnh Đồng Tháp, Long An gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, số hộ dân đánh bắt cá giảm nhiều so với mọi năm dẫn đến lượng cá giảm. Cũng vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên sức mua cũng giảm mà giá cá thì vẫn vẫn không tăng nhiều.
Giá tham khảo tại chợ cá đồng Trường Xuân trong những ngày này: Cá chốt từ 50 – 55 ngàn đồng/kg, cá lăng 70 – 75.000 đồng/kg, cá lóc từ 60 – 110.000 đồng/kg tùy loại, lươn từ 100 – 120.000 đồng/kg, ếch có giá từ 60 – 65.000 đồng/kg.
Nhà máy thủy sản ở miền Tây gấp rút hoạt động trở lại
Sau khi các tỉnh nới lỏng giãn cách, doanh nghiệp ở miền Tây nhanh chóng khôi phục sản xuất, trong đó các nhà máy thủy sản đang đẩy mạnh tiêu thụ tôm cho nông dân.
Sáng 28/9, 3 nhà máy trong chuỗi chế biến thủy sản của Công ty TNHH Kim Anh (Sóc Trăng) đón gần 1.000 công nhân vào làm việc. Số lượng này đạt gần 100% so với thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Đại diện doanh nghiệp có 3 nhà máy đặt tại xã Đại Ngãi (huyện Long Phú), phường 7 (TP Sóc Trăng) và khu công nghiệp An Nghiệp (huyện Châu Thành) này cho biết các huyện, thị trong tỉnh Sóc Trăng cùng là vùng xanh nên các chốt kiểm soát Covid-19 đã tạo điều kiện tốt cho xe đưa, rước công nhân.
Tôm được tiêu thụ mạnh
Ông Trần Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Khánh Sủng (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), cho biết sau khi ngưng áp dụng sản xuất “3 tại chỗ”, công nhân các xã, phường vùng xanh đã trở lại công ty ngày một tăng dần. Hiện, thủy sản Khánh Sủng đã khôi phúc sản xuất được khoảng 70%, lượng tôm tiêu thụ gần 40 tấn mỗi ngày.
Theo ông Tuấn, nhờ địa phương nới lỏng giãn cách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vẫn chuyển hàng hóa thuận lợi nên việc thu mua tôm cho nông dân được dễ dàng. Doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất để kịp giao hàng cho đối tác và thị trường ngoài nước vẫn tiêu thụ tôm Việt Nam rất mạnh.
Tại Bạc Liêu, các huyện, thị và TP Bạc Liêu đã nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15 và 19. Ông Trần Tuấn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến và xuất nhập khẩu Trang Khanh (TP Bạc Liêu), cho biết nhiều gia đình vẫn chưa cho con, em đi làm tôm để phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn thu hút được khoảng 70% công nhân trở lại xưởng sản xuất.
Trước khi xảy ra dịch Covid-19, thủy sản Trang Khang tiêu thụ mỗi ngày khoảng 60 tấn tôm. Sau vài ngày khôi phục sản xuất trong trạng thái bình thường mới, doanh nghiệp đã tiêu thụ gần 40 tấn nguyên liệu mỗi ngày.
Chiều 28/9, tôm thẻ loại 20 con một kg ở miền Tây được các doanh nghiệp mua với giá 230.000 đồng/kg, loại 30 con 150.000 đồng, 100 con giá 83.000 đồng/kg...
Theo ông Đỗ Ngọc Tài, Tổng giám đốc Công ty Chế biển thủy sản Tài Kim Anh (khu công nghiệp An Nghiệp, Sóc Trăng), giá tôm thẻ loại 20 con hiện nay cao hơn thời điểm trước dịch Covid-19. Tôm thẻ có các kích cỡ lớn còn lại giá cũng tăng nhanh sau khi miền Tây nới lỏng giãn cách nên người nuôi đảm bảo có lãi.
“Giá tôm như hiện nay nông dân nuôi không lỗ. Giá tôm chỉ thấp khi bùng phát dịch, bây giờ đã tăng lại vì công nhân đi làm, nhà máy đẩy mạnh mua tôm để sản xuất, chế biến xuất khẩu”, ông Tài nói...
Bộ NN&PTNT: Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản 990.000 ha tại ĐBSCL
Xác định Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm về nuôi trồng thủy sản, Bộ NN-PTNT phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 với diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 990.000 ha; sản lượng đạt trên 4,8 triệu tấn…
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3550/QĐ-BNN-TT ngày 12/8/2021 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 khoảng 3.400 tỉ đồng.
Với Quyết định này, ĐBSCL phấn đấu đến năm 2030 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 990.000 ha (nuôi nước mặn, lợ 740.000 ha, nuôi nước ngọt 150.000 ha và 1.260.000 m3 nuôi lồng trên sông). Trong đó, tôm nước lợ đạt 720.000 ha; cá tra đạt 7.447 ha; tôm càng xanh đạt 50.000 ha; cá rô phi đạt 6.350 ha và 1.260.000 m3 lồng bè. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 4.800.000 tấn.
Xây dựng vùng ven sông và vùng trũng ngập nước của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An phát triển nuôi cá tra theo hướng hiện đại gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản nước ngọt, đặc biệt là giống cá tra ở Đồng Tháp và An Giang.
Một số huyện/thị xã thuộc 11 tỉnh/thành phố, trừ An Giang và Cà Mau thì phát triển nuôi trồng thủy sản chuyên canh, xen canh các đối tượng thủy sản nước ngọt; ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng thủy sản có khả năng thích nghi rộng với độ mặn như tôm càng xanh, cá rô phi, cá kèo,... ở những vùng giáp ranh mặn ngọt.
Các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang): Tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ như tôm sú, tôm chân trắng, cua, nhuyễn thể và các giống loài thuỷ sản mặn lợ khác.
Theo Bộ NN-PTNT, để thực hiện đề án cần phân vùng nuôi trồng thủy sản để nuôi chuyên canh, xen canh các giống loài thuỷ sản nước ngọt với sản xuất nông nghiệp, nuôi cá lồng bè trên sông, rạch; rà soát, đánh giá tác động và chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn sang phát triển nuôi các đối tượng thủy sản với các hình thức nuôi phù hợp như tôm nước lợ…
Đồng thời, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng giống và vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản; Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; Tổ chức, quản lý sản xuất; Khoa học công nghệ, khuyến ngư và đào tạo nguồn nhân lực; Xúc tiến thương mại sản phẩm nuôi trồng thủy sản…
Bằng những giải pháp trên, Bộ NN-PTNT kỳ vọng đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trên 4%/năm, giá trị xuất khẩu đạt trên 9 tỷ đô la Mỹ…
Lại nghịch lý khi cá tra tăng giá ở ĐBSCL
Sau một thời gian dài rớt giá thê thảm, trong tuần qua cá tra đã tăng giá trở lại. Đến thời điểm hiện tại, giá cá trên thị trường đạt mức 16.000 đồng/kg, với giá này người nuôi có lãi. Nhưng nghịch lý của giá cá tăng là người nông dân nuôi nhỏ lẻ không được hưởng lợi mà lợi nhuận lại chảy vào túi các đại gia và các doanh nghiệp nuôi cá.
Hơn thế nữa, khi giá cá tăng, lại thêm một nghịch lý là doanh nghiệp chế biến phải đi nài nỉ doanh nghiệp và đại gia nuôi cá để mua cá nguyên liệu, trong khi trước đây vài tháng thì ngược lại.
Theo nhiều nhà khoa học phân tích, những nông dân và người nuôi cá nhỏ không nên thấy giá cá tăng mà ồ ạt đi nuôi sẽ tạo ra thừa sản phẩm cá nguyên liệu trong những tháng tới.
Trong thời điểm giá cá hiện tại, cần phải giữ ổn định diện tích nuôi, không nên phát sinh thêm và theo đó là cần phải quản lý ngay từ con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, môi trường cho đến đầu ra thì giá cá tra sẽ ổn định và mang tính bền vững từ người nuôi, nhà cung cấp thức ăn, thuốc thú y và nhà chế biến.
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh hôm nay tại khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
Giá tôm thẻ size 20 con lớn giá 246.000 đồng/kg +10.000 đồngSize 20 con nhỏ giá 244.000 đồng/kg -10.000 đồngSize 25 con giá 195.000 đồng/kg (22-24c)Size 25 con lớn giá 192.000 đồng/kg +5.000 đồngSize 25 con nhỏ giá 187.000 đồng/kg -5.000 đồngSize 30 con giá 160.000 đồng/kg (26-28c)Size 30 con lớn giá 158.000 đồng/kg +2.000 đồngSize 30 con nhỏ giá 155.000 đồng/kg -2.000 đồngSize 40 con lớn giá 140.000 đồng/kg (34-38c)Size 40 con nhỏ giá 138.000 đồng/kg +-1.000 đồngSize 50 con lớn giá 122.000 đồng/kg +1.000 đồngSize 50 con nhỏ giá 120.000 đồng/kg -1.000 đồng...
No comments:
Post a Comment