Giá Cá, Giá Ếch - Ngày 23/11/2021
Giá Cá Tra thịt Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Cần ThơGiá Ếch, Ếch Đồng: An Giang, Đồng Tháp
Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh
Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp
Giá Cá Điêu Hồng Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp
Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Kèo Sóc Trăng, Bạc Liêu
SHOPEE SIÊU SALES 12.12 | TIKI BLACK FRIDAY | LAZADA LƯƠNG ĐÃ VỀ
Ở NHÀ KHÔNG KHÓ - ĐI CHỢ ONLINE VỚI SHOPEE
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG GIÁ CÁ GIÁ ẾCH MIỀN TÂY
Về giá các mặt hàng thủy sản hôm nay 23/11/2021 tại ĐBSCL, giá cá tra thịt ở mức 22.500-23.500 đồng/kg, giá cá tra giống ở mức 27.000-28.000 đồng/kg size 30-35 con...
Giá Cá lóc thịt tại Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh giá từ 32.000-33.000 đồng/kg (~600gr), cá lóc giống size 500-700 con/kg giá 250-270 đồng. Giá ếch hôm nay tiếp tục tăng cao, ếch thịt giá 34.000-35.000 đồng/kg, giá ếch giống loại 100-150 con/kg giá 400 đồng/con. Giá cá điêu hồng loại cá thịt (~600gr) giá 34.500-35.000 đồng/kg. Giá cá trê vàng tại khu vực Đồng Tháp giá ổn định từ 45.000-46.000 đồng/kg loại cá thịt 6-7 con/kg. Tại Đồng Tháp, giá cá rô phi (cá thịt 500-600gr) giá 34.000-35.000 đồng/kg. Cá thát lát thịt (2-3 con/kg) có giá 38.000-39.000 đồng/kg, cá thát lát giống (200 con/kg) giá 1.400 đồng/con.
Giá cá sặc rằn (cá bổi): Size 8-9 con/kg 32.000 đồng - Size 11-12 con/kg 25.000 đồng (Liên hệ: 0335551717)
Bảng giá một số mặt hàng thủy sản cập nhật mới nhất hôm nay, giá thủy sản tuần 15 – 21/11/2021
TÊN MẶT HÀNG | ĐƠN GIÁ (VNĐ) | ĐƠN VỊ TÍNH | NGÀY BÁO GIÁ | ĐỊA PHƯƠNG |
Cá tra thịt trắng | 35.000 – 40.000 | đồng/kg | 18/11/2021 | An Giang |
Lươn loại 2 | 160.000 – 180.000 | đồng/kg | 18/11/2021 | An Giang |
Lươn loại 1 | 200.000 – 210.000 | đồng/kg | 18/11/2021 | An Giang |
Ếch nuôi | 55.000 – 60.000 | đồng/kg | 18/11/2021 | An Giang |
Tôm càng xanh | 220.000 – 230.000 | đồng/kg | 18/11/2021 | An Giang |
Cá lóc nuôi | 42.000 – 48.000 | đồng/kg | 18/11/2021 | An Giang |
Cá nàng hai | 38.000 – 40.000 | đồng/kg | 18/11/2021 | An Giang |
Cá điêu hồng | 45.000 – 50.000 | đồng/kg | 18/11/2021 | An Giang |
Cá rô phi | 35.000 – 40.000 | đồng/kg | 18/11/2021 | An Giang |
Cá tra tại ao | 20.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Đồng Tháp |
Cá tra bột | 1 | đồng/con | 17/11/2021 | Long An |
Cá lóc nuôi tại ao | 32.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Đồng Tháp |
Cá điêu hồng tại ao | 35.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Đồng Tháp |
Cá thát lát còm | 40.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Đồng Tháp |
Tôm thẻ loại 50 con/kg tại ao | 175.000 | đồng/con | 17/11/2021 | Kiên Giang |
Tôm thẻ loại 80 con/kg tại ao | 120.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Đồng Tháp |
Tôm thẻ loại 100 con/kg tại ao | 110.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Đồng Tháp |
Cá mú loại 1 con/kg | 130.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Khánh Hòa |
Cá chẽm tại ao 1 kg/con | 70.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Sóc Trăng |
Cá chẽm giống 10cm | 3.500 | đồng/con | 17/11/2021 | Sóc Trăng |
Cá chép tại ao | 30.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Bắc Ninh |
Cá sặc rằn tại ao | 35.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Đồng Tháp |
Cá sặc rằn giống | 60.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Đồng Tháp |
Cá lóc nuôi tại ao | 32.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Đồng Tháp |
Cá rô tại ao | 22.500 | đồng/kg | 17/11/2021 | Bắc Ninh |
Tôm càng xanh loại 6-15 con/kg | 145.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Bạc Liêu |
Tôm càng xanh loại 15-20 con/kg | 120.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Bạc Liêu |
Ếch nuôi tại trại | 34.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Trà Vinh |
Cá kèo tại ao loại 40 con/kg | 65.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | Bạc Liêu |
Cá trê vàng tại ao | 45.000 | đồng/kg | 17/11/2021 | An Giang |
Cá kèo giống loại 28.000 – 30.000 con/kg | 120 | đồng/con | 17/11/2021 | Đồng Tháp |
Cá tra bột | 2 | đồng/con | 17/11/2021 | Long An |
Cá lóc nuôi | 45.000 | đồng/kg | 16/11/2021 | Sóc Trăng |
Cá Điêu hồng | 45.000 | đồng/kg | 16/11/2021 | Sóc Trăng |
Cá tra loại 1 | 22.000 | đồng/kg | 16/11/2021 | Sóc Trăng |
Giá ếch thịt tăng mạnh, người nuôi phấn khởi
So với cách nay 1 tháng, giá thịt ếch nuôi tại nhiều địa phương vùng ÐBSCL hiện tăng ít nhất khoảng 10.000 đồng/kg và đang ở mức khá cao.
Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận như Hậu Giang, An Giang, Ðồng Tháp… ếch nuôi loại 3-4 con/kg được nông dân bán cho thương lái ở mức 34.000-36.000 đồng/kg. Ðây là mức giá cao nhất trong khoảng 4 tháng qua. Giá ếch nuôi tăng do thời điểm này đã sắp kết thúc mùa mưa, nguồn cung ếch đồng đánh bắt trong tự nhiên khá hạn chế, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt ếch trên thị trường đang tăng, nhất là khi dịch COVID-19 tại nhiều địa phương dần được kiểm soát đã cho nhiều chợ truyền thống và các dịch vụ ăn uống mở cửa hoạt động trở lại. Hiện nay, ếch nuôi tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ÐBSCL không chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ mà cũng đã được tiêu thụ mạnh trở lại tại thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, miền Ðông Nam Bộ; nhiều tiểu thương và doanh nghiệp cũng thu mua ếch chế biến, xuất khẩu. Theo nông dân nuôi ếch ở TP Cần Thơ, với giá bán hiện nay, hộ dân nuôi ếch có thể đạt mức lời trên 5.000 đồng/kg ếch thương phẩm. Ếch thường nuôi trong khoảng 3,5-4 tháng là có thể thu hoạch.
Nông dân ĐBSCL lao đao với cá rô đầu vuông
Từ hơn hai năm trở lại đây, khi giống cá rô đầu vuông xuất hiện, nó được xem như một loại đặc sản và người nuôi quay lưng với con cá tra để chọn cá rô đầu vuông. Nhưng, chính kiểu làm ăn tự phát, nuôi ồ ạt, không quy hoạch vùng nuôi nên xảy ra hiện tượng "thừa", khiến giá cá rô đầu vuông tụt thê thảm.
Khoảng một năm nay, trước biến động vô thường về giá cá tra, người nuôi ở ĐBSCL ồ ạt "treo ao" thì giờ đây giá cá tra "leo thang" lên mức cao nhất từ trước đến nay. Tính đến thời điểm này (23/3), giá cá tra trên thị trường đang ở mức 26.000 đến 27.000 đồng/kg nhưng người nuôi không có cá để bán.
Từ hơn hai năm trở lại đây, khi giống cá rô đầu vuông xuất hiện, nó được xem như một loại đặc sản và người nuôi quay lưng với con cá tra để chọn cá rô đầu vuông. Nhưng, chính kiểu làm ăn tự phát, nuôi ồ ạt, không quy hoạch vùng nuôi nên xảy ra hiện tượng "thừa", khiến giá cá rô đầu vuông từ mức cao 30.000 đến 40.000 đồng/kg, giờ rớt xuống còn 16.000 đến 20.000 đồng/kg (tùy theo kích cỡ).
Hai năm trước, nông dân Nguyễn Văn Khải ở ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang là người đầu tiên phát hiện, nhân giống cá rô đầu vuông. Cá rô đầu vuông có ưu điểm vượt trội là lớn nhanh, trọng lượng cá trưởng thành nặng từ 500 đến 700 gram/con (gấp 3 đến 4 lần cá rô đồng) và được xem là đặc sản.
Thời gian đầu, nuôi cá rô đầu vuông đem lại lợi nhuận rất cao nên nông dân đổ xô nuôi. Từ khi xuất hiện tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, cá rô đầu vuông đã nhanh chóng được nuôi rộng khắp các tỉnh ĐBSCL, thậm chí lên cả miền Đông Nam Bộ. Thời gian này, việc nuôi cá tra luôn gặp bấp bênh nên người dân chuyển qua nuôi cá rô.
Chính sự phát triển quá nhanh làm cho cung vượt cầu, cá bị dư thừa trên thị trường dẫn đến rớt giá rất nhanh. Kết quả, từ đầu năm đến nay, người nuôi cá rô ở ĐBSCL thua lỗ thê thảm do giá cá rớt quá nhanh, chưa kể đến việc nuôi ồ ạt dẫn đến môi trường ô nhiễm, cá bị bệnh, hao hụt lớn, thu hoạch không đạt năng suất.
Chính nông dân Nguyễn Văn Khải nói: "Lúc đầu ít người nuôi, giá cá cao ai cũng lời mấy trăm triệu nên nông dân đổ xô thả nuôi dẫn đến cung vượt cầu. Khoảng cuối năm 2009, giá cá rô đầu vuông (bán tại ao) là 32.000/đồng/kg, nhưng giờ đây tuột xuống còn 16.000 đồng, người nuôi cá lỗ nặng. Không những vậy, giờ bán cá cũng khó, vì thị trường đã thừa".
Ngay trên vùng đất - cái nôi xuất phát đầu tiên của con cá rô đầu vuông, người nuôi cá lao đao. Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, ông Huỳnh Thanh Bình nói: "Lúc đầu lợi nhuận rất hấp dẫn nên nông dân trong vùng đã đổ xô nuôi cá. Nhiều hộ phá bỏ lúa mới trổ để vét hầm, đào ao. Chính quyền địa phương không ngăn cản được việc đổ xô đào ao nuôi cá của dân. Mấy tháng nay cá dội chợ nên bị rớt giá thê thảm. Bây giờ cá còn tồn đọng trong dân rất nhiều…".
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang thì từ vài chục hécta ban đầu thì hiện nay diện tích đã tăng lên 250ha. Theo một vị lãnh đạo Phòng NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, vì lợi nhuận hấp dẫn, nông dân không nghe theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp. Do nhiều người đổ xô nuôi cá rô, trong khi chưa tìm thị trường ổn định, dẫn đến giá cả sụt giảm, không có đầu ra.
Doanh nghiệp thủy sản với bức tranh tương phản về lợi nhuận
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản giảm lãi, thậm chí thua lỗ, nhưng cũng có những doanh nghiệp lãi đậm nhờ linh hoạt trong kinh doanh hoặc có những lợi thế đặc biệt.
Lợi nhuận trái chiều
Dịch COVID-19 lần thứ 4 ảnh hưởng rất nặng nề đến các tỉnh phía Nam, trong khi đây lại là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản lớn của cả nước.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco), ảnh hưởng bởi yếu tố dịch bệnh đã khiến doanh nghiệp phải đối mặt như việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào; chi phí phòng chống dịch và logistics tăng cao, thậm chí doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất. Nguy cơ khách hàng lớn chuyển dịch đơn hàng do các nhà sản xuất Việt Nam không đáp ứng kịp nhu cầu bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng.
Do vậy, nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận giảm mạnh trong quý III/2021. Đơn cử, trường hợp của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (mã chứng khoán: ACL). Dù doanh nghiệp có doanh thu thuần quý III/2021 đạt 224 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng do các khoản chi phí tăng nên lợi nhuận sau thuế của Thủy sản Cửu Long An Giang chỉ đạt hơn 3,5 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hay như trường hợp của Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC) là một doanh nghiệp khá nổi tiếng trong lĩnh vực xuất khẩu tôm ở Việt Nam cũng có lãi sau thuế quý III/2021 gần 64 tỷ đồng, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi doanh thu vẫn ở mức tương đương so với cùng kỳ năm ngoái là đạt 1.625,3 tỷ đồng.
Công ty lý giải việc doanh thu đi ngang, nhưng lợi nhuận giảm là do nhiều khoản chi phí gia tăng, đặc biệt chi phí bán hàng tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2020 lên gần 85 tỷ đồng, chủ yếu do tăng mạnh chi phí cước tàu vận tải.
Với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (mã chứng khoán: ABT) thì cả doanh thu và lợi nhuận quý III đều giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre quý III/2021 đạt 71 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng đó, chi phí bán hàng tăng gấp đôi, lên gần 9 tỷ đồng đã kéo lợi nhuận sau thuế quý III năm nay của doanh nghiệp chỉ còn hơn 1 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2020.
Thậm chí, doanh nghiệp trong lĩnh vực cá tra là Công ty cổ phần Nam Việt (mã chứng khoán: ANV) còn báo lỗ do cũng chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh. Cụ thể, Công ty cổ phần Nam Việt lỗ sau thuế hơn 13 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 40 tỷ đồng. Doanh thu thuần quý III/2021 của công ty đạt 656 tỷ đồng, cũng giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh các công ty báo lỗ, vẫn có nhiều công ty lãi trong quý III năm nay; trong đó, nhiều doanh nghiệp lãi với nguyên nhân không đến từ việc tăng doanh thu từ mảng kinh doanh thủy sản mà đến từ hoạt động tài chính và tiết giảm được chi phí.
Có thể kể đến trường hợp của Công ty cổ phần Thủy sản Mekong (mã chứng khoán: AAM). Doanh nghiệp này sau 5 quý lỗ liên tiếp thì quý III năm nay đã có lãi nhờ lợi nhuận từ các khoản đầu tư cổ phiếu, trong khi doanh thu mảng kinh doanh cốt lõi là thủy sản vẫn giảm mạnh.
Cụ thể, doanh thu thuần quý III/2021 của Công ty cổ phần Thủy sản Mekong đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tài chính đạt 2,46 tỷ đồng cao gấp 12 lần so với cùng kỳ, chủ yếu là từ lãi đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu và kỳ phiếu.
Nhờ khoản doanh thu tài chính tăng ấn tượng và tiết giảm được các chi phí nên công ty lãi 142 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 4,4 tỷ đồng.
Hay như trường hợp của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam –Seaprodex (mã chứng khoán: SEA) có doanh thu thuần giảm hơn một nửa còn 22,2 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp vẫn có lãi kỷ lục. Nguyên nhân nhờ khoản doanh thu tài chính đột biến gấp 42 lần cùng kỳ, đạt 160,7 tỷ đồng đã giúp lợi nhuận sau thuế đạt 162 tỷ đồng, cao gấp 15,5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Được mệnh danh là “vua tôm”, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 với doanh thu thuần đạt 2.785 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2020.
Dù vậy, giá vốn tương ứng giảm mạnh giúp lãi gộp công ty tăng 46% lên hơn 774 tỷ đồng. Biên lãi gộp cũng được cải thiện từ 12% lên 28%. Nhờ vậy, dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận ròng của “vua tôm” vẫn đạt hơn 290 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp đầu ngành cá tra Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) có kết quả kinh doanh rất ấn tượng trong quý III. Cụ thể, doanh nghiệp có doanh thu thuần đạt 2.230 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 255 tỷ đồng; tăng lần lượt 24% và 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), trong quý III/2021 nhờ tiềm lực tài chính mạnh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất hoạt động ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) và thị phần xuất khẩu vào Mỹ tháng 8, tháng 9 lên tới 100%.
BSC kỳ vọng, công ty vẫn sẽ được hưởng lợi trong quý IV năm 2021 và kéo dài sang năm 2022, dù thị phần sẽ giảm từ mức đỉnh của quý III năm nay khi một số doanh nghiệp lớn quay trở lại sản xuất.
Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu ngành thủy sản đồng thuận tăng giá. Tính từ cuối năm 2020 đến hết phiên 10/11, cổ phiếu FMC tăng 50,4%, ACL và ABT đều tăng 13%, ANV tăng 51,4%, AAM tăng 27,6%, SEA tăng 72,5%, MPC tăng 64,3%, VHC tăng 65,2%...
Giai đoạn phục hồi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý III/2021, hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 khiến nhiều cảng cá, nhà máy chế biến tạm đóng cửa do có ca F0 hoặc không đáp ứng điều kiện “3 tại chỗ”, chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản quý III giảm 4,8% so với quý III/2020 và đây là quý có tốc độ tăng thấp nhất từ năm 2015.
Đáng chú ý, doanh nghiệp thủy sản tập trung cao ở khu vực phía Nam nên ảnh hưởng càng nặng nề hơn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 giảm 23% so với cùng kỳ. Lũy kế đến hết quý III/2021, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 6,2 tỷ USD, chỉ tăng 3% so với cùng kỳ.
Theo BSC, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và đỉnh điểm là giãn cách xã hội trong quý III, Tổng cục Thủy sản cho biết đến đầu tháng 9/2021 đã có 176 cơ sở trong số 449 cơ sở chế biến cá tra ngừng sản xuất do không đáp ứng được chi phí và điều kiện “3 tại chỗ”.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ngay cả sau khi kết thúc giãn cách xã hội, chỉ có từ 30 - 40% doanh nghiệp có đủ năng lực phục hồi. Số doanh nghiệp còn lại rất khó, hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, điều này lại tạo cơ hội để các các doanh nghiệp lớn, có nền tảng tài chính vững mạnh chiếm lĩnh thị phần. Theo công ty chứng khoán BSC, với việc một nhóm doanh nghiệp thủy sản dự kiến rút lui khỏi ngành ngay cả khi kết thúc lệnh giãn cách, các doanh nghiệp đầu ngành sẽ được hưởng lợi khi mức độ cạnh tranh giảm xuống và tận dụng khoảng trống thị trường.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco), giá cá tra và giá tôm đã có tín hiệu tạo đáy và dần hồi phục sau chu kỳ giảm; trong đó, giá cá tra đang có xu hướng phục hồi sớm hơn và mạnh mẽ hơn so với giá tôm trong thời gian vừa rồi bởi nhu cầu đơn hàng rất lớn, đặc biệt là từ thị trường Mỹ.
Agriseco đánh giá, ngành thủy sản đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất vào năm 2019 và 2020, kéo dài tới hết quý III bởi làn sóng COVID-19. Với những tín hiệu tích cực từ việc kiểm soát dịch bệnh và tỷ lệ tiêm vaccine tăng cao, đặc biệt là khu vực miền Nam sẽ giúp cho triển vọng xuất khẩu thủy sản quý IV/2021 phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2022.
Khôi phục ngành hàng cá tra: Cần sự vào cuộc quyết liệt hơn
Dù các địa phương ở khu vực phía Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn phục hồi song tới nay hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp cá tra vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn và cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của các ngành, địa phương.
Cả người nuôi và doanh nghiệp cùng ở thế khó
Với kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm trên 2 tỷ USD, sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu được xem là ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều tỉnh, thành của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy vậy theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), thời gian qua ngành hàng xuất khẩu tỷ đô này đang “mắc cạn” vì dịch Covid-19 kéo dài, khiến cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều ở thế khó.
Cụ thể, tính tới hết tháng 9/2021, diện tích thu hoạch của ngành hàng cá tra chỉ đạt 3.086,7 ha (bằng 95% so với cùng kỳ 2020); Sản lượng thu hoạch ước đạt 987,4 nghìn tấn (bằng 90,5% so với cùng kỳ 2020). Tại “thủ phủ” cá tra là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay việc nuôi thả của người nuôi hạn chế do dịch bệnh kéo dài, giá cá tra thấp. Đơn cử tỉnh Đồng Tháp, tính đến ngày 3/10/2021, diện tích nuôi cá tra của Đồng Tháp là 1.660,67 ha (trong đó diện tích năm 2020 chuyển sang là 1.072,9 ha), diện tích thu hoạch là 611 ha, sản lượng thu hoạch 245.425 tấn. Giá cá tra nguyên liệu hiện ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg trong khi chi phí trung bình để sản xuất 1 kg cá nguyên liệu khoảng 22.355 đồng/kg. Như vậy với mức giá này người nuôi đang lỗ 355 - 1.855 đồng/kg.
Còn tại An Giang, tính đến đầu tháng 10/2021, tổng diện tích nuôi cá tra là 1.235ha, trong đó doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi liên kết DN là 1.049ha (chiếm 87%), hộ không liên kết 187ha; sản lượng ước 400.000-450.000 tấn/năm, tập trung tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân và TP. Long Xuyên. Nếu tính riêng diện tích đang nuôi cá tra thương phẩm của DN, tới cuối tháng 9/2021 có 37 vùng nuôi với 852,7ha. Sản lượng thủy sản thu hoạch cá tra 270.200 tấn (đạt 97,96% so với cùng kỳ 2020).
Việc diện tích cá tra sụt giảm được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lý giải do giá cá ở mức thấp, người nuôi lỗ nên không mặn mà nuôi thả mới. Trong khi đó về phía các doanh nghiệp, do đại dịch kéo dài nên hoạt động cũng cầm chừng. Cụ thể, rất nhiều doanh nghiệp cá tra đã phải tạm ngừng hoạt động trong mấy tháng do chưa đảm bảo quy định “3 tại chỗ”. Đối với các doanh nghiệp cá tra lớn vẫn tiếp tục duy trì hoạt động nhưng giảm công suất chỉ còn khoảng 30-40% so với mức bình thường.
Đến hiện tại, theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, các nhà máy chế biến cá tra đang từng bước phục hồi, nhưng trở lại như trước sẽ không dễ dàng. Lý do, việc áp dụng bộ tiêu chí mới về chống dịch theo Nghị quyết 128 của một số địa phương vẫn chưa đồng nhất, dẫn tới doanh nghiệp còn khó khăn.
Cần sự hỗ trợ để sớm phục hồi
Ông Trần Văn Hảo - Phó giám đốc Nuôi trồng chế biến cá tra Công ty TNHH Vạn Đức (tỉnh Tiền Giang) cho biết: Tại Tiền Giang, việc quản lý theo Bộ tiêu chí mới về phòng chống dịch của Chính phủ còn chưa đồng nhất, chưa kể tỷ lệ tiêm vắc xin trong tỉnh còn thấp, dẫn tới số ca lây nhiễm cộng đồng cao, rủi ro cho doanh nghiệp. Trong khi đó, công ty đang bước vào giai đoạn phục hồi và thời điểm hiện tại lượng đơn hàng phải thực hiện rất nhiều nên khi áp dụng mô hình “3 tại chỗ” sẽ khó tăng công suất.
"Chúng tôi mong muốn tỉnh sớm đưa ra Bộ tiêu chí đồng nhất trong chống dịch giữa các địa phương để doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh cuối năm"-ông Hảo bày tỏ.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Cá tra Việt Nam còn cho biết, trong suốt thời gian giãn cách vừa qua do không tiêu thụ được hàng hóa nên cả doanh nghiệp lẫn người nuôi cá tra thiếu hụt về vốn. Dù Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều thông tư yêu cầu giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp chưa được giảm, nếu có cũng chỉ được giảm 0,5 - 1%. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 đủ mũi 2 cho chuỗi sản xuất chỉ chiếm 10% nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa yên tâm khôi phục sản xuất bình thường trở lại.
Để khôi phục sản xuất cá tra, các doanh nghiệp đề xuất rằng, trước tiên và cũng là quan trọng nhất là cần ưu tiên tiêm vắc xin cho toàn bộ chuỗi sản xuất từ chế biến, vận chuyển đến tiêu thụ, từ đó mới huy động được đủ lực lượng khôi phục sản xuất. Cùng với đó, cần có chính sách hỗ trợ các hộ nuôi cá giống; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi để người nuôi cá tra cầm cự được trong thời gian này. Về phía Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra, giám sát, xem xét giảm lãi suất tới 2% mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Sản xuất cá tra giống giảm vì nhiều cơ sở phải dừng hoạt động
Hiện nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có 76 cơ sở sản xuất giống cá tra và khoảng 1.104 cơ sở ương dưỡng giống cá tra.
Theo kế hoạch năm 2021, Đồng Tháp có tổng sản lượng cá tra bột là 24 tỷ con và 1,7 tỷ con cá tra giống. Nhưng từ đầu năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp sản xuất được khoảng 17 tỷ con cá tra bột (trong đó, cá tra bột cải thiện di truyền là 2,3 tỷ con), giảm 988 triệu con so với cùng kỳ năm 2020. Tỉnh Đồng Tháp sản xuất được 810 triệu con cá tra giống, giảm gần 64 triệu con so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng cá tra bột và cá tra giống của tỉnh Đồng Tháp giảm do nhiều cơ sở và hộ sản xuất cá giống phải tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cùng với đó là giá cá giống xuống thấp suốt thời gian dài.
Anh Trần Văn Phương ở xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh có nhiều năm làm nghề sản xuất cá tra giống, cho biết: “Từ đầu năm 2021 đến nay, tôi sản xuất khoảng 15 triệu con cá tra giống, giảm 50% so với năm trước. Dịch bệnh, nhiều người không nuôi cá tra thương phẩm nên việc tiêu thụ cá tra giống cũng gặp khó khăn, giá xuống thấp, chỉ từ 19 đến 22 nghìn đồng/kg (loại 30 đến 35 con/kg). Vì vậy, tôi không dám sản xuất nhiều. Thêm nữa là thời tiết bất lợi, tỉ lệ cá tra giống bị hao hụt cao”.
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp dự báo, sản lượng cá tra giống thu hoạch trong quý IV năm 2021 khoảng 200 triệu con. Nếu thả nuôi cá tra thương phẩm với mật độ 700 nghìn con/ha thì chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi được hơn 286 ha (cung cấp được 75,7% nhu cầu cá tra giống toàn tỉnh); thiếu cục bộ khoảng 178 triệu con cá tra giống.
Tuy nhiên, đến nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp dần ổn định và nới lỏng giãn cách xã hội, các cơ sở sản xuất cá tra bột đã bắt đầu hoạt động trở lại nhằm cung cấp cá tra bột cho những cơ sở ương dưỡng cá tra giống.
Các cơ sở và hộ ương dưỡng cá tra giống cũng đã bắt đầu có kế hoạch hoạt động trở lại nên khoảng đầu năm 2022, sản lượng con giống sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nuôi cá tra thương phẩm toàn tỉnh.
Đồng thời, một số doanh nghiệp có phương án tận dụng các ao trống để thả cá tra bột, ương nuôi lên cá thương phẩm nhằm hạn chế tình trạng thiếu cá tra giống.
Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, nhu cầu giống cá tra hàng năm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 1,2 tỷ con.
Trung bình hàng năm, diện tích ương cá tra giống của toàn tỉnh là 900 ha; sản lượng sản xuất khoảng 1,5 tỷ con giống, đáp ứng 100% nhu cầu cá tra giống trong tỉnh và còn xuất bán ra ngoài tỉnh. Đồng Tháp là tỉnh cung cấp cá tra giống và cá tra bột cho nhiều tỉnh, thành phố ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà máy Thuốc Thú Y đạt chuẩn GMP – WHO
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NANO HỢP NHẤT APA với vốn đầu tư liên doanh giữa Thái Lan và Việt Nam, chúng tôi tự hào là một doanh nghiệp dẫn đầu về công nghệ vượt trội trong ngành Thuốc Thú Y Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung. Với sự tâm huyết và nỗ lực không ngừng, chúng tôi luôn cố gắng nghiên cứu, tìm tòi và kết hợp với những giải pháp công nghệ tiên tiến của Thái Lan để cho ra đời những sản phẩm với công thức đạt chuẩn quốc tế tạo được tiếng vang và uy tín trên thị trường nội địa và thế giới.
Hiểu được tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm, chúng tôi đã đầu tư xây dựng Nhà máy Thuốc Thú Y APA đạt chuẩn GMP – WHO do Cục Thú Y & Bộ Y Tế ban hành. Nhà máy APA được trang bị với hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại đạt chuẩn GLP – WHO, hệ thống kho lưu trữ hàng hóa chuẩn GSP – WHO, hệ thống trang thiết bị tiên tiến cùng với đội ngũ chuyên gia, nhân viên, quản lí Thái – Việt dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao. Ngoài ra, tất cả quá trình sản xuất đều được kiểm tra nghiêm ngặt theo hệ thống khép kín nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, chúng tôi đặt niềm tin mạnh mẽ vào sản phẩm và dịch vụ mà APA mang đến.
Giá tôm thẻ kiểm kháng sinh hôm nay tại khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu:
20c lớn 270k +5. Dap đá 245k20c nhỏ 260k -5. Dap đá 235k30c lớn 210k +2. Dap đá 200k30c nhỏ 200k -2. Dap đá 190k40c lớn 175k +1. Dap đá 165k40c nhỏ 165k -1. Dap đá 155k...
No comments:
Post a Comment