Theo các thương lái, gần đây nhu cầu tìm mua cá kèo tại các chợ đầu mối tăng cao, đồng thời giá thức ăn nuôi cũng tăng là nguyên nhân khiến giá cá kèo tăng cao.
Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có gần 400 héc ta nuôi cá kèo, tập trung ở huyện Hòa Bình, Đông Hải, Thị xã Giá Rai và Thành phố Bạc Liêu. Trước đây, huyện Hòa Bình là địa phương có diện tích nuôi cá kèo lớn nhất tỉnh với gần 400 héc ta, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 100 héc ta. Nguyên nhân diện tích nuôi cá kèo giảm là do những năm trước đây cá nuôi hay bị bệnh, lại bán không được giá nên người dân chuyển sang nuôi trồng các loại thủy sản khác.
Việc diện tích nuôi cá kèo giảm, nguồn cung không đủ nên trong những ngày qua, giá cá kèo tăng đột biến. Hiện cá kèo được thương lái thu mua tại ao với giá từ 180.000 đến 220.000 đồng 1 kg, cao hơn từ 90.000 đến 100.000 đồng 1 kg so với cùng kỳ năm trước. Với mức giá này, người nuôi cá kèo thu lãi khá cao.
Giá cá kèo tăng cao là tín hiệu vui cho người nuôi. Theo các thương lái, thời gian gần đây, do nhu cầu tìm mua cá kèo tại các chợ đầu mối tăng cao, đồng thời giá thức ăn nuôi cá cũng tăng là nguyên nhân khiến giá cá kèo tăng cao nhất từ trước đến nay.
Ông Trương Văn Vẹn, xã Phong Thạnh, thị xã Giá Rai hiện đang thả nuôi có gần 1,5 héc ta cá kèo đang chuẩn bị vào giai đoạn thu hoạch. Theo tính toán của ông Vẹn, với mức giá như hiện nay, trừ đi chi phí, vụ thả nuôi này gia đình ông mang về lợi nhuận trên 500 triệu đồng. Với mức lợi nhuận này, tất cả những nông dân nuôi cá kèo tại Bạc Liêu đều vô cùng phấn khởi.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Tiến, hộ nuôi cá kèo ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải cho biết, gia đình gắn bó với nghề nuôi cá kèo gần 10 năm, nhưng chưa khi nào giá cá kèo tăng cao nhu lúc này. Với mức giá này, người nuôi cá kèo thu lãi khá cao.
Ông Hồ Thanh Tuấn, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải, một trong những địa phương có diện tích nuôi cá kèo chủ lực của tỉnh Bạc Liêu cho biết, toàn huyện hiện có gần 100 héc ta cá kèo, giảm nhiều so với vụ mùa trước. Nguyên nhân một phần do dịch bệnh trên cá kèo, một phần do giá cá kèo nuôi rớt giá, trong khi giá thức ăn tăng cao, vì nhiều lý do; trong đó, nhiều hộ nuôi cá kèo treo ao hoặc chuyển sang nuôi loại thủy sản khác vì sợ thua lỗ. Bên cạnh đó, nguồn con giống cá kèo giảm đáng kể, cung không đủ cầu, nhiều người muốn thả nuôi với diện tích lớn cũng không có con giống.
Đây là một trong những loài thủy sản đặc trưng của vùng ven biển các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thịt cá kèo ngon và dễ chế biến thành nhiều món ngon như nướng muối ớt, kho hoặc nấu canh chua. Đặc biệt thời gian gần đây, chế biến khô cá kèo trở nên thu hút người tiêu dùng trong và ngoài nước, được nhiều địa phương lựa chọn xây dựng sản phẩm OCOP.
Xem thêm: Bộ 3 đặc trị bệnh Ghẻ Lở trên Cá Kèo | Sản phẩm Khô Cá Kèo
Cá kèo nuôi khoảng 4 đến 5 tháng là có thể cho thu hoạch với trọng lượng khoảng 50 con 1 kg. Mặc dù nguồn giống còn phụ thuộc từ nguồn tự nhiên, nhưng cá kèo có thể nuôi được quanh năm. Giá cá kèo tăng cao là tín hiệu vui cho người nuôi.
Tuy nhiên, theo ngành chức năng, để tránh nguồn cung vượt cầu gây ra những biến động giá trên thị trường, bà con không nên vì lợi nhuận trước mắt mà phát triển ồ ạt diện tích nuôi. Đồng thời khi thả nuôi phải chú ý phòng chống một số loại bệnh thường xuất hiện trên cá kèo như: tuột nhớt, bệnh trắng đuôi, bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas… để mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.
No comments:
Post a Comment