Cá chạch lấu là loài khá dễ nuôi, cho thu nhập cao. Tuy nhiên, để nuôi hiệu quả, đầu tiên khi thiết kế ao nổi lót bạt anh nên sử dụng ao khung sắt lót bạt với bề mặt trơn mềm không làm trầy xước, viêm loét cho cá. Nguồn nước cấp vào ao phải sạch, ao phải có hệ thống cấp thoát nước dễ dàng và phải có mái che.
Phải chọn giống cá chạch lấu chất lượng: Con giống phải bơi nhanh nhẹn, không viêm loét, kích thước đều nhau khoảng 2- 3 g/con là thích hợp. Không nên thả cá quá dày, nên thả từ 100- 200 con/m2. Cá chạch lấu gần giống về cách ăn của cá trê là loại háu ăn, ăn tạp nhưng cá chạch ăn thường thay đổi theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Do đó, cần lưu ý: Cá chạch cỡ 5cm phù hợp ăn luân trùng, chân chèo, động vật phù du; cá chạch dài cỡ 5- 8cm: Ăn động vật phù du, giun nhỏ; cá chạch dài cỡ 8- 10cm: Ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non, các loại hạt ngũ cốc; cá chạch cỡ trên 10cm thích nhất là ăn thực vật.
Nuôi Cá Chạch Lấu trong bể bạt hiệu quả cao |
Bên cạnh đó, cần bổ sung thức ăn công nghiệp, cám gạo, cá tạp, ốc xay,…, cho ăn 5- 8% trọng lượng cơ thể cá và 4- 5 lần/ngày; cách nhau 15 ngày phải bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cá.
Cá chạch lấu là loài có sức sống cao nhưng phải lưu ý chăm sóc, môi trường nuôi tốt để tránh gây bệnh cho cá. Cá chạch là loài da trơn, nhớt nên rất dễ cho các vi khuẩn, nấm ký sinh gây viêm lở loét. Nếu cá bị nấm nên tắm bằng nước muối trong vòng 10- 15 phút. Nếu cá bị bệnh đường ruột thì thường ngày cho ăn nên bổ sung vitamin C và men tiêu hóa 2 lần/tháng.
Trong quá trình nuôi, nên quan sát sự tăng trưởng của cá có đều nhau không, nếu như có sự chênh lệch thì thu tỉa: Lọc thu cá lớn xuất ao, nếu để cá có sự chênh lệch nhiều sẽ gây hiện tượng tranh giành thức ăn, thậm chí cắn nhau. Sau khi thu hoạch xong, nên sát khuẩn ao, sau đó mới thả giống mới để nuôi lứa tiếp theo.
No comments:
Post a Comment