Thursday, February 25, 2021

Giá Cá, Ếch 25/02/2021 (Miền Tây)

Giá Cá Ếch - Ngày 25/02/2021

Giá Cá Tra Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang
Giá Ếch Miền Tây: Đồng Tháp, An Giang
Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh
Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp
Giá Cá Điêu Hồng Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp
Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Kèo Bạc Liêu, Sóc Trăng



CẬP NHẬT TẠI THÔNG TIN GIÁ THỦY SẢN

Về giá các mặt hàng thủy sản hôm nay 25/02/2021 tại ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu tại khu vực hôm nay ổn định ở mức 19.500 - 20.500 đồng/kg. Hiện các nhà máy bắt đầu hỏi mua cá nguyên liệu trở lại. Với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu tăng nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Tại các địa phương như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu… giá tôm thẻ size 20 con đang ở mức 198.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; size 30 con 158.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; size 40 con ở mức 155.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; size 50 con 135.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Trong nửa đầu tháng 2/2021, xuất khẩu tôm sang Mỹ đã giảm 17% về sản lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Wednesday, February 24, 2021

Giá Tôm Thẻ 24/02/2021 (Miền Tây)

Giá Tôm Thẻ Tôm Sú - Ngày 24/02/2021

Giá Tôm Thẻ kiểm kháng sinh và Oxy khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu, Giá Tôm Sú Oxy Miền Tây



CẬP NHẬT TẠI THÔNG TIN GIÁ THỦY SẢN

Về thị trường giá thủy sản hôm nay 24/02/2021, giá cá tra nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL hôm nay có xu hướng tăng. Tại An Giang, Đồng Tháp cá tra nguyên liệu size 900gr/con tăng nhẹ 500 - 1.000 đồng/kg lên mức 19.500 - 20.500 đồng/kg. Hiện các nhà máy bắt đầu hỏi mua cá nguyên liệu trở lại.

Với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu chững lại. Tại các địa phương như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu… giá tôm thẻ size 20 con đang ở mức 197.000 đồng/kg; size 30 con 157.000 đồng/kg; size 40 con ở mức 153.000 đồng/kg; size 50 con 133.000 đồng/kg. Trong nửa đầu tháng 2/2021, xuất khẩu tôm sang Mỹ đã giảm 17% về sản lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Giá Cá, Ếch 24/02/2021 (Miền Tây)

Giá Cá Ếch - Ngày 24/02/2021

Giá Cá Tra Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang
Giá Ếch Miền Tây: Đồng Tháp, An Giang
Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh
Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp
Giá Cá Điêu Hồng Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp
Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Kèo Bạc Liêu, Sóc Trăng



CẬP NHẬT TẠI THÔNG TIN GIÁ THỦY SẢN

Với các mặt hàng thủy sản, giá cá hôm nay 24/02/2021 tại ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu tại khu vực hôm nay có xu hướng tăng. Tại An Giang, Đồng Tháp cá tra nguyên liệu size 900gr/con tăng nhẹ 500 - 1.000 đồng/kg lên mức 19.500 - 20.500 đồng/kg. Hiện các nhà máy bắt đầu hỏi mua cá nguyên liệu trở lại. Với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu chững lại. Tại các địa phương như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu… giá tôm thẻ size 20 con đang ở mức 197.000 đồng/kg; size 30 con 157.000 đồng/kg; size 40 con ở mức 153.000 đồng/kg; size 50 con 133.000 đồng/kg. Trong nửa đầu tháng 2/2021, xuất khẩu tôm sang Mỹ đã giảm 17% về sản lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Cách nhận biết Tôm bị bơm tạp chất đơn giản nhất

Tôm bị thương lái bơm tạp chất là tôm sú, tôm càng, có kích thước lớn và giá cả cao. Những loại tôm có kích cỡ nhỏ thường không bị bơm tạp chất.

Tác hại của tôm bị bơm tạp chất

Thủy - hải sản khi được bơm tạp chất lạ, đặc biệt là dạng lỏng, sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn nguy hiểm sinh sôi, phát triển, và tôm cũng không phải ngoại lệ.

Tôm là loại hải sản phổ biến và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn phải loại tôm bị bơm tạp chất để tăng trọng lượng thì sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe.

Tôm được bơm tạp chất sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh thương hàn, tả, tiêu chảy hay rối loạn tuần hoàn tiêu hóa…

Ngoài ra, việc ngâm giữ tôm trong hàn the, ure… cũng làm tăng khả năng người tiêu dùng bị ngộ độc cấp tính. Ure tích tụ trong cơ thể có thể gây ngộ độc mạn tính, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, gây bệnh gan, thận…

Do kích thước lớn nên giá tôm sẽ cao hơn.

Cách đơn giản giúp bạn nhận biết tôm bị bơm tạp chất

Việc ăn tôm bơm tạp chất về lâu dài cũng có thể gây nguy hại đường tiêu hóa, nhẹ thì ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy.

Tạp chất thường được bơm vào phần đầu, thân và đuôi, nên người tiêu dùng tập trung vào các vị trí này để xác định tôm có tạp chất hay không.

Để tránh mua phải tôm bị bơm tạp chất, Ban An toàn Thực phẩm TP. HCM đã chỉ ra các cách nhận biết như sau:

Quan sát bên ngoài

Quan sát tổng quát toàn thân cho đến chi tiết từng bộ phận bên ngoài của tôm, theo trình tự từ đầu đến đuôi, chú ý quan sát phần đầu, thân và đuôi tôm.

  • Phần đầu: Tôm đã bị bơm tạp chất thường có phần đầu bị phù, thậm chí nhô hẳn lên so với thân. Nắp mang phồng, ngậm nước.
  • Phần thân: Tôm có tạp chất có phần vỏ bụng đốt một hoặc đốt 3 (tính từ đầu xuống đuôi) bị trương phồng, ngậm nước, sờ tay vào thấy nổi vẩy.
  • Đốt thứ 3 bị giãn, thân tôm bị căng, thậm chí căng tròn mất tự nhiên.
  • Phần đuôi: Dấu hiệu tôm bị bơm tạp chất tại phần đuôi tương đối dễ nhận biết, đó là gai đuôi vểnh, cánh đuôi xòe.

Quan sát khi bóc tôm

- Bóc vỏ đầu ức: Cầm tôm dốc đầu xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm để lộ ra phần thịt đầu. Dùng mũi dao nhọn khéo léo lật và gạt khối gạch (gan tụy) lên để lộ xoang đầu ức. Quan sát tình trạng xoang đầu ức có đọng chất dịch khả nghi hay không. Nếu là tôm tự nhiên sẽ không có dịch.

Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

- Bóc vỏ thân tôm: Sau khi bóc vỏ thân tôm, cần chú ý quan sát vẻ bề ngoài của thân tôm, đặc biệt ở các đốt thịt thứ 3, 4 và 6, xem có biểu hiện của sự phù nề các đốt cơ hay không.

Ở những thân tôm bị bơm tạp chất, có thể thấy rõ các đốt cơ bị phù nề không tự nhiên. Đối với tôm bị bơm nhiều tạp chất, dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ bị phù nề, và lấy tay nặn có thể thấy tạp chất đùn ra.

Dấu hiệu tôm bị bơm tạp chất tại phần đuôi tương đối dễ nhận biết, đó là gai đuôi vểnh, cánh đuôi xòe.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và chống lại các hành vi gian lận thương mại, người tiêu dùng nên áp dụng các mẹo nhận biết tôm chứa tạp chất.

Cách nhận biết tôm tươi, tôm sạch

Bạn nên chọn mua những loại tôm nhỏ, hoặc nếu chọn mua tôm lớn, hãy chọn những con còn nhảy tanh tách và vỏ sáng bóng, đậm màu; thân mềm và cong; đuôi xếp đều và cụp xuống; đặc biệt là phải còn nguyên chân, càng, gai và râu.

Về màu sắc:

  • Tôm sú: Không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng, vì đó là tôm đã ươn.
  • Tôm he: Ngoài đặc điểm còn sống, nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen.
  • Tôm sắt: Không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Nên chọn những loại tôm còn nguyên càng, chân, gai và râu.

Đối với loại tôm đông lạnh: Để ý các chi tiết như đầu, thân và đuôi tôm.

Khi mua tôm, nên cầm phần đầu và đuôi tôm kéo giãn ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm còn tươi, chưa bị ươn và không bị tiêm hóa chất.

Nếu các khớp này giãn ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu, và khả năng bơm hóa chất là rất cao.

GIÁ THỦY SẢN (Tổng hợp)

Tuesday, February 23, 2021

Giá Cá, Ếch 23/02/2021 (Miền Tây)

Giá Cá Ếch - Ngày 23/02/2021

Giá Cá Tra An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang
Giá Ếch Miền Tây: An Giang, Đồng Tháp
Giá Cá Lóc Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh
Giá Cá Rô Phi Đồng Tháp
Giá Cá Điêu Hồng An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang
Giá Cá Trê Vàng Đồng Tháp
Giá Cá Rô Hậu Giang, Cần Thơ
Giá Cá Thát Lát Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long
Giá Cá Kèo Bạc Liêu, Sóc Trăng

Giá Cá Ếch


CẬP NHẬT TẠI THÔNG TIN GIÁ THỦY SẢN

Với các mặt hàng thủy sản, giá cá hôm nay 23/02/2021 tại ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu tại khu vực hôm nay giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg xuống còn 19.000 - 20.000 đồng/kg. Với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu tăng nhẹ. Tại các địa phương như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu… giá tôm thẻ size 20 con đang ở mức 197.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; size 30 con 157.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; size 40 con ở mức 153.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; size 50 con 133.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Giá Tôm Thẻ 23/02/2021 (Miền Tây)

Giá Tôm Thẻ Tôm Sú - Ngày 23/02/2021

Giá Tôm Thẻ kiểm kháng sinh khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu, Giá Tôm Sú Oxy Miền Tây

Thuốc Thủy Sản



CẬP NHẬT TẠI THÔNG TIN GIÁ THỦY SẢN

Về thị trường giá thủy sản hôm nay 23/02/2021, giá cá tra nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL hôm nay giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg xuống còn 19.000 - 20.000 đồng/kg. Với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu tăng nhẹ. Tại các địa phương như Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu… giá tôm thẻ size 20 con đang ở mức 197.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; size 30 con 157.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; size 40 con ở mức 153.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; size 50 con 133.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Monday, February 22, 2021

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản 2021 sẽ phục hồi mạnh mẽ

Giới phân tích dự báo rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.


Theo các chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), năm 2012 nhu cầu tiêu thụ phục hồi tại các thị trường xuất khẩu sẽ hỗ trợ đà tăng trưởng các sản phẩm thủy sản.
Với kỳ vọng các quốc gia kiểm soát dịch tốt hơn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ hồi phục mạnh mẽ khi nhà hàng, trường học chiếm tỷ trọng lớn trong kênh phân phối tiêu thụ. Đồng thời, các doanh nghiệp buôn bán thủy sản sẽ tăng cường nhập khẩu trở lại nhờ hoạt động hồi phục trong nửa cuối năm 2020 và 2021; tăng hàng tồn kho vốn đang ở mức thấp.

Theo các chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng tôm trong năm 2021, đạt khoảng 730.000 tấn, tăng 4%. Do vậy, nguồn tôm cung cấp ổn định sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục gia tăng thị phần tại các thị trường xuất khẩu.

Các chuyên gia FPTS cũng dự báo, năm 2021, giá bán tôm xuất khẩu khả năng cao sẽ không tăng mạnh, khi nhu cầu tiêu thụ vẫn rất khó dự báo và phụ thuộc rất lớn vào mức độ hồi phục của các kênh tiêu thụ chính.


Trong khi đó, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng, khi sản lượng tôm toàn cầu được dự báo tăng trở lại và cùng với đó là sự phát triển của xu hướng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm giảm bớt rủi ro của các cường quốc xuất khẩu tôm trên thế giới.

"Với giả định tình hình dịch bệnh trên thế giới dai dẳng, nhưng mức độ sẽ giảm dần nhờ sự phân phối rộng rãi hơn của vaccine trong năm 2021, các kênh tiêu thụ food services như nhà hàng, khách sạn, casino, khu du lịch,… sẽ dần phục hồi.

Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 sẽ tăng nhẹ khoảng 5%, trung bình đạt 9,6 USD/kg", báo cáo của FPTS nhận định.

Các chuyên gia BSC cũng cho rằng, năm 2021 sản phầm từ tôm khó có tốc độ tăng trưởng cao khi các quốc gia cạnh tranh quay trở lại hoạt động bình thường. Trong năm 2020, Ấn Độ và Ecuador (hai quốc gia cạnh tranh chính) đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh khiến quy trình sản xuất bị gián đoạn.

Trong khi đó, Việt Nam với khả năng kiểm soát dịch tốt và chuỗi sản xuất tôm không bị đứt gãy đã tạo đà tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, năm 2021 tác động này khả năng khó có thể xảy ra khi các quốc gia quay lại sản xuất và giá bán tôm của Ấn Độ và Ecuador thấp hơn từ 10 – 15% so với tôm Việt Nam.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường EU (chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam) kỳ vọng được hỗ trợ tích cực bởi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Khi đó, tôm nguyên liệu đông lạnh ngay lập tức giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực, trong khi mặt hàng tôm chế biến sẽ được giảm dần về 0% sau 7 năm Hiệp định có hiệu lực, cụ thể là kể từ ngày 1/1/2027.

Thuế suất hỗ trợ 0% cho mặt hàng tôm nguyên liệu sẽ thúc đẩy đáng kể lợi thế cạnh tranh của sản phẩm này tại thị trường EU. Trong khi đó, năm 2021, mức thuế cho mặt hàng tôm chế biến vẫn là 7% - bằng với mức thuế ưu đãi GSP đang được hưởng. Do vậy, mặt hàng tôm chế biến của Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều lợi thế từ EVFTA.

Bên cạnh các triển vọng tích cực, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro khi thuế suất chống bán phá giá sang thị trường Mỹ có thể tăng trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14).

Dù vậy, giới phân tích vẫn kỳ vọng sản phẩm tôm Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được mức thuế chống bán phá giá 0% sang thị trường Mỹ như đã thể hiện tốt trong lần xem xét vừa qua – POR 13.
Việt Nam là quốc gia có thị phần xuất khẩu cá tra gần như tuyệt đối trên thế giới, chiếm 95%, năm 2019 (theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới - ITC).

Các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Banglades, Myanmar hay Trung Quốc từ lâu đã bắt đầu hoạt động nuôi trồng cá tra, tuy nhiên, do đặc điểm môi trường nước, thời tiết,… thịt cá tra được nuôi tại các khu vực này có đặc điểm là thịt vàng, do đó, không được ưa chuộng tại các thị trường xuất khẩu và mới chỉ được tiêu dùng nội địa.

Đối với cá tra, sản lượng cá tra nuôi trồng tại Việt Nam cũng được dự báo tiếp tục tăng, trong khi sản lượng và giá bán xuất khẩu phụ thuộc lớn vào sức mua của người tiêu dùng tại các kênh tiêu thụ chính.

FPTS kỳ vọng sản lượng cá tra xuất khẩu sẽ phục hồi, nhờ nhu cầu tiêu thụ sẽ ấm dần sau thời gian dài im ắng của các kênh nhà hàng, khách sạn, khu du lịch khi tình hình dịch COVID-19 tại các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Mỹ, EU,… dần được kiểm soát.

Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh với các loài cá thịt trắng thay thế trên thế giới sẽ gia tăng khi hầu hết sản lượng của cá rô phi, cá minh thái, cá hồi, cá tuyết trong năm 2021 đều được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực. Do vậy, giá bán cá tra xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó tăng mạnh.

Tuy nhiên, với kỳ vọng về lợi thế giá bán thấp hơn so với các sản phẩm thay thế và nỗ lực của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam khi ngày càng tập trung vào sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần đẩy mạnh giá trị xuất khẩu biến cá tra Việt Nam năm 2021.

Các chuyên gia BSC cho rằng, giá cá nguyên liệu chưa đủ hấp dẫn để người dân mở rộng vùng nuôi sẽ khiến cho nguồn cung cá tra khó có thể mở rộng trong 3 - 6 tháng.

Với kỳ vọng nhu cầu sẽ cải thiện dần cùng với nguồn cung không mở rộng kịp (người dân thường mất 3 – 6 tháng từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch được cá), BSC kỳ vọng giá xuất cá tra khả quan hơn trong năm 2021 (tăng 10%).

Theo dự báo của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2021 đạt 9,4 tỷ USD . Bên cạnh các yếu tố hỗ trợ tích cực, ngành thủy sản Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro khi tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài cũng như tốc độ phục hồi các kênh tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường phục hồi chậm hơn dự báo.

Popular Posts